10 Bí quyết thuyết trình độc đáo nhờ NLP

Rate this post

10 Bí quyết thuyết trình độc đáo nhờ NLP

Chương trình đào tạo NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy) cung cấp cho bạn nhiều công cụ để nói trước công chúng, vì hấu hết các kỹ thuật truyền thông và kỹ thuật giao tiếp 1 – 1 đều có thể sử dụng bên trong bài thuyết trình. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu 10 bí quyết sử dụng những công cụ này để biến bài thuyết trình của mình trở nên thu hút!

Bí quyết #1: Những câu chuyện 2 phút

Một cách bắt đầu bài diễn thuyết tuyệt vời là bắt đầu với 1) một câu chuyện của bản thân, 2) một bài tạp chí bạn đã đọc, 3) một số liệu thống kê4) một câu chuyện xoay quanh một trích dẫn. Điều quan trọng là bạn kể câu chuyện theo cách thức khơi gợi một trải nghiệm đã có từ người nghe, kể một câu chuyện dựa trên quan sát đa giác quan theo cách mà người nghe nhìn thấy, nghe được và cảm nhận được, hoặc thậm chí ngửi và nếm được câu chuyện của bạn. Khiến họ hòa nhập vào câu chuyện, nhưng thể nó đang diễn ra ngay lúc này. Trong NLP, chúng tôi gọi điều này là sự hòa nhập, và nó tạo nên hiệu quả rất lớn trong trình bày trước công chúng.

Bí quyết #2: Sử dụng từ ngữ dựa trên các giác quan

Các từ ngữ có bằng chứng, số liệu cụ thể là ngôn ngữ của ý thức. Nhiều người trình bày được xem là khô khan và nhàm chán vì họ chỉ sử dụng ngôn ngữ ý thức (phần trăm, cộng trừ nhân chia, theo nghiên cứu…). Hãy sử dụng từ ngữ dựa trên các giác quan, trong NLP chúng tôi gọi là Vị từ. Chúng là những từ cụ thể được chọn lựa để khơi gợi một trải nghiệm dựa trên giác quan.

Ví dụ:

  • Thị giác: nhìn, xem, đầy màu sắc, tập trung, tươi sáng, rõ ràng…
  • Thính giác: nghe, lắng nghe, giai điệu, hòa nhịp, chuông reng, nghe như…
  • Xúc giác: cảm giác, thô ráp, mềm mại, mịn màng…
  • Khứ giác/Vị giác; cay, ngọt, thơm, đắng…

Bí quyết #3: Neo sân khấu

Neo là một dạng phản ứng với kích thích, điều mà nhà Tâm lý học Pavlov đã phát hiện ra. Ông ta cho chú chó của mình ăn thức ăn và cùng lúc lắc chiếc chuông, vì được ăn nên nó tiết nước bọt. Sau nhiều lần, chú chó bị “cài đặt” vào đầu về các kích thích đó, mỗi lần Pavlov rung chuông thì tự nhiên chú chó lại tiết nước bọt.

Bạn có thể neo các vị trí trên sân khấu bằng cách trình bày các quan điểm tiêu cực trên một phần của sân khấu và phần kia tại bên kia sân khấu. Và khi bạn muốn có sự đồng tình từ khán giá, bạn chỉ việc đứng bên phần đã được cài trạng thái tích cực. Hãy làm như vậy khi kể những câu chuyện cùng những luận điểm quan trọng trong bài thuyết trình. Hoặc cài đặt nơi mà mọi người được quyền đặc câu hỏi, để khuyến khích sự tham gia của khán thính giả.

Bí quyết #4: Phi ngôn từ tích cực lẫn tiêu cực

Một bí quyết khá thú vị khi trình bày đó là sử dụng các cử chỉ, nắm được điều đơn giản này sẽ giúp bạn lôi cuốn người tham gia. Khi bạn nói một luận điểm tiêu cực, hãy đưa bàn tay ra xa mình và khán giả. Còn khi bạn trình bày một quan điểm tích cực, hãy đưa các ngón tay về mình hoặc về khán giả của bạn.

Bí quyết #5: Dùng các cử chỉ để thu hút

Khi bạn phát biểu, hãy diễn tả ra những gì bạn nói bằng ngôn ngữ cơ thể như bàn tay. Điều này làm việc ở cấp độ vô thức và thu hút ánh nhìn của khán giả, giúp kết nối sâu hơn những gì mà ngôn từ diễn tả được.

Bí quyết #6: Sự ưa thích thu thập thông tin của khán giả là khác nhau

Có những người học tập bằng hình ảnh, âm thanh hay vận động. Đảm bảo rằng bài thuyết trình của bạn không chỉ có nói, nói và nói. Hãy đưa ra các bức tranh, những vật dụng cụ thể và cho phép người nghe chạm vào chúng hoặc tham gia vào các hoạt động.

Bí quyết #7: Tập trung vào “Làm thế nào” truyền cảm hứng qua bài nói chuyện thay vì bạn sẽ nói “Điều gì”

Nhiều nhà thuyết trình hoặc giáo tiên nói trước đám đông tập trung nhiều vào nội dung mà họ truyền tải, khiến cho người nghe không mấy hứng thú và bài thuyết trình “công phu” đó bị xếp vào loại tệ. Hãy tập trung vào cách thức mà người nghe tiếp thu thông tin, xây dựng bài thuyết trình chú trọng nhiều hơn cách thức học thay vì học cái gì, sẽ cải thiện chất lượng bài nói chuyện của bạn.

Bí quyết #8: Sử dụng các từ ngữ tạo ra Sự đồng tình số đông

Sử dụng từ ngữ trừu tượng sẽ dễ dàng nhận được sự đồng tình hơn từ khán giả. Ví dụ, chúng ta có thể đồng ý rằng, mọi người đều muốn “thành công”, “hạnh phúc” và có “niềm vui” trong cuộc sống. Ngược lại, nếu bạn muốn nói về “vận tải” mà lại đưa ra một mẫu xe cụ thể sẽ khiến người bối rối nếu đa số trong họ chưa từng nghe hoặc không biết cách vận hành. Các từ ngữ trừu tượng này là một động từ (hành động), được chuyển thành một danh từ (một cái gì đó bất động) mà bạn không thể giữ trong lòng bàn tay của mình (thành công, hạnh phúc… không cầm nắm được). Trong NLP gọi chúng là Danh từ hóa. Một công cụ rất hữu ích trong việc thuyết trình trước đám đông.

Bí quyết #9: Sử dụng sự cụ thể

Có phải bài thuyết trình chỉ nên sử dụng mỗi từ trừ tượng không? Không. Vì chúng quá mơ hồ và tối nghĩa, nên nó chỉ dùng nhằm mục đích tạo ra sự đồng tình và đưa não trạng người nghe vào trạng thái bị thôi miên. Nó tiếp cận vô thức. Bạn cũng cần người nghe của mình hiện diện một cách có ý thức, ý thức những điều vô thức. Vì vậy, một số chi tiết cụ thể là điều khôn ngoan. “Cụ thể là ai?”, “Cụ thể là gì?”, “Cụ thể như thế nào?” là những câu hỏi hay bạn dành cho chính mình, đặt chúng vào bên trong bài trình bày. Đây là nội dung kiến thức của một công cụ trong NLP gọi là Mô hình meta. Nó làm cho người nghe trở nên ý thức hơn.

Bí quyết #10: Mọi thứ đều là Khơi gợi Trạng thái

Trong truyền thông giao tiếp, chúng ta luôn gợi nhớ về một cảm giác. Một điều vô cùng quan trọng là bạn phải ý thức cảm xúc nào bạn muốn hiện ra. Một trạng thái cảm xúc tốt để bắt đầu trong bất kỳ cuộc nói chuyện trước công chúng nào là “sự tò mò”, bởi vì nó tạo sự thu hút cho người nghe để họ tiếp thu tốt hơn. Bạn có thể làm điều này bằng cách trình bày nội dung theo cách để làm một cảm xúc, sử dụng tông giọng nói, âm lượng, ngôn ngữ cơ thể và nét mặt.

Thuyết trình như Obama

Tôi thật sự có thể viết trên 100 bí quyết giúp bạn sử dụng NLP cho việc trình bày trước công chúng hiệu quả. Và sự thật là trong khóa học NLP Practitioner (Nhà thực hành Lập trình Ngôn ngữ Tư duy Căn bản)NLP Master Practitioner (Chuyên gia thực hành Lập trình Ngôn ngữ Tư duy) đã có đầy đủ. Nếu bạn chưa bao giờ tham gia một khóa học về NLP chứng nhận quốc tế thì hãy cân nhắc, vì đây là cơ hội tốt để bạn trở thành người trình bày xuất sắc!

Nguồn: Global NLP Training

Biên dịch: Ngô Duy Kha.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quà tặng Miễn Phí -spot_img

BÀI VIẾT MỚI NHẤT