Cái nhìn “tâm lý” về Trưởng thành là gì?

Rate this post

Trưởng thành là gì?

Ở Việt Nam chúng ta, khái niệm Trưởng Thành thường hay được đánh động với tuổi tác. Nhưng rõ ràng tuổi tác không quyết định sự trưởng thành của bạn.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp đứa trẻ 6 tuổi có thể đã trưởng thành, cách nói chuyện, vấn đáp, hành lễ với những người lớn hơn và nhiều người mãi đến 80 tuổi đời vẫn không đủ chín chắn, làm những chuyện hồ đồ và không kiểm soát.

Vậy trưởng thành thật sự là gì?

Trưởng thành thể hiện ở cách bạn cư xử với người khác và với bản thân mình. Đó là suy nghĩ và hành vi cư xử của bạn.

Hay theo Tiến sĩ M. Scott Peck: “Trưởng thành là đối mặt và giải quyết các vấn đề. Để giúp phát triển tâm linh của một người, chúng ta thách đố và trang bị cho người ấy khả năng giải quyết các vấn đề – không khác gì ở trường người ta đưa các bài toán cho bọn nhóc của chúng ta tự giải lấy. Chúng ta có học hỏi được gì chăng thì đấy là nhờ ở quá trình đương đầu và giải quyết các vấn đề, một quá trình luôn gắn liền với sự nhức nhối.

Các vấn đề của cuộc sống chính là mặt cắt phân biệt giữa thành công và thất bại. Các vấn đề ấy huy động lòng can đảm và óc sáng suốt của chúng ta; hay nói đúng hơn, chúng tạo ra nơi chúng ta sự can đảm và sáng suốt. Nếu cuộc sống không có vấn đề thì người ta chẳng thể nào trưởng thành tâm thần và tâm linh được.”

Trên bình diện cuộc sống, Trưởng thành phải được hiểu dưới 5 góc độ:

Con người Trưởng thành dưới 5 góc độ

Và trong xã hội ngày nay, chúng ta dễ đánh đồng Trưởng thành Thể lý (đủ chân tay, cơ quan sinh sản) gọi là Trưởng thành, và đó là một bình luận mang chiều hướng phiến diện.

Trưởng thành hiểu theo nghĩa đầy đủ phải hội tụ đủ các yếu tố Thể lý, Sinh lý, Tâm lý, Xã hội và Tâm linh (tôi sẽ chia sẻ chi tiết từng phần hơn ở các bài viết sau).

Vậy Người Trưởng thành làm gì khác với những người khác? Hãy cùng điểm qua các mục sau đây:

A. Phát triển Lối hành xử Chín chắn

  1. Nuôi dưỡng sở thích của bạn.
  1. Lập mục tiêu và phấn đấu vì điều đó.
  1. Nhận biết thời điểm bạn có thể trở nên thiếu chín chắn.
  1. Tôn trọng người khác.
  1. Làm bạn với những người chín chắn.

B. Nuôi dưỡng Sự trưởng thành về Cảm xúc

  1. Không bắt nạt người khác.
  1. Tránh đặt điều, đồn thổi và nói xấu sau lưng người khác.
  1. Hãy là một con người lớn hơn nếu ai đó không tử tế với bạn.
  1. Sẵn sàng đón nhận những điều mới.
  1. Hãy tự tin.
  1. Hãy chân thực.
  1. Chịu trách nhiệm.

C. Giao tiếp Như một Người lớn

  1. Kiểm soát cảm xúc.
  2. Học kỹ năng quả quyết khi giao tiếp.
  3. Tránh thói quen chửi thề.
  4. Ăn nói lịch sự và cố đừng lên giọng.
  5. Để ý ngôn ngữ cơ thể của bạn.
  6. Trao đổi về những chủ đề người lớn.
  7. Nói điều hay. Hãy im lặng nếu bạn không thể nói điều gì tích cực.
  8. Học cách xin lỗi thật lòng khi phạm phải sai lầm.
  9. Nói sự thật một cách tế nhị.

D. Lịch sự

  1. Cư xử đúng mực khi tương tác với mọi người.
  2. Sử dụng các phép giao tiếp trực tuyến đúng mực.
  3. Trở nên hữu ích.
  4. Tránh cố trở thành trung tâm sự chú ý mọi lúc.
  5. Tiếp nhận cả lời khen và chỉ trích một cách chín chắn.

Bạn đang làm gì để góp phần cho tiến trình Trưởng thành của mình? Hẹn gặp các bạn ở bài viết sau.

(Bài viết thuộc bản quyền của www.ngoduykha.com, vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép)

Tài liệu tham khảo:

  • Con đường chẳng mấy ai đi – M. Scott Peck

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quà tặng Miễn Phí -spot_img

BÀI VIẾT MỚI NHẤT