Chữa lành đứa trẻ bên trong (phần 1)

Rate this post

Chữa lành đứa trẻ bên trong

Bài viết này được tôi nghiên cứu và phác thảo trong bối cảnh đang là một Nhà thực hành, Nhà đào tạo NLP. Đứng từ góc độ NLP tham khảo và nghiên cứu các Liệu pháp vào Coaching, không nhằm mục đích trình bày một cách chi tiết và hướng dẫn người khác làm theo dưới góc độ học thuật Tham vấn và Trị liệu Tâm lý, lưu ý trước khi đọc!

Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn được chăm sóc, yêu thương và nuôi dưỡng. Có một đứa trẻ bé nhỏ bên trong bạn (ngay cả khi bạn là người lớn), được gọi là “đứa trẻ bên trong”.

Đứa trẻ bên trong được xem là một liệu pháp tâm lý hiện đại, giúp loại bỏ những lo lắng sợ hãi mà con người không biết nguồn gốc từ đâu. Hay những ám ảnh từ thời ấu thơ, khi chúng ta được sinh ra và trưởng thành, những cảm xúc, ám ảnh ấy cứ đeo bám khiến chúng ta cảm thấy kiệt quệ, những ký ức mà chúng ta muốn xóa bỏ ra khỏi cuộc đời mình.

Bài viết lần này xin chia sẻ với quý bạn đọc Thuật ngữ Đứa trẻ Bên trong và Liệu pháp chữa lành, mong những ai đang có những tổn thương trong quá khứ, những ký ức đau buồn có thể được giải quyết triệt đề bằng liệu pháp này. Liên hệ chúng tôi nếu bạn cần một người trị liệu!

Thuật ngữ đứa trẻ bên trong có ứng dụng trong trị liệu tâm lý. Một trong những phương pháp toàn diện đầu tiên đề cập đến Đứa trẻ Bên trong bắt nguồn từ Nhà trị liệu, Tiến sĩ Lucia Capacchione, vào năm 1976 và được ghi trong cuốn sách của bà – “Phục hồi Đứa trẻ Bên trong” (1991). Sử dụng phương pháp trị liệu bằng nghệ thuật (art therapy) và kỹ thuật ghi chép, phương pháp của bà bao gồm Cha mẹ Nuôi dưỡng và Cha mẹ Bảo vệ Bên trong (Gia đình Bên trong) nhằm chăm sóc những nhu cầu về thể chất, tình cảm, sáng tạo và tinh thần (các định nghĩa của bà về Đứa trẻ Bên trong). Đồng thời, một Cha me Chỉ trích Bên trong cũng là một phần quan trọng của liệu pháp này.

Mỗi người đều có một đứa trẻ bên trong

John Bradshaw, một nhà giáo dục người Mỹ, nhà tâm lý học và đồng thời là nhà lãnh đạo phòng trào phát triển bản thân, người nổi tiếng sử dụng “đứa trẻ bên trong” để chỉ ra những trải nghiệm thời thơ ấu chưa được giải quyết và ảnh hưởng của chứng rối loạn chứng năng trì trệ của con người. Từ đó, thuật ngữ “đứa trẻ bên trong” ý nói đến toàn bộ ký ức cảm xúc – tinh thần được lưu trữ trong tiềm thức của đứa trẻ từ lúc trong bụng mẹ đến trước tuổi dậy thì.

Nghiên cứu dựa trên cơ sở 12 bước dành cho trẻ em của ACA (Trẻ em – Người lớn nghiện rượu) cho thấy việc chữa lành đứa trẻ bên trong là một trong những giai đoạn thiết yếu trong phù hồi từ nghiện, lạm dụng, chấn thương hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương (Nguồn: http://www.adultchildren.org/). Trong những năm 1970, khái niệm “Đứa trẻ bên trong” đã xuất hiện cùng các khái niệm lâm sàng về tính đồng nhất (đầu tiên được gọi là Hội chứng trẻ em bị Hội chứng Alcoholics). Những chủ đề này vẫn còn xuất hiện ngày nay.

Nguồn gốc hình thành

Khái niệm “Đứa trẻ bên trong” trở thành một phần của nền văn minh nhân loại từ cách đây ít nhất 2000 năm. Carl Jung gọi khái niệm này là “Đứa trẻ thần thánh” (Divine Child), còn Emmet Fox gọi là “Đứa trẻ kì diệu” (Wonder Child).

Hai nhà tâm lý trị liệu Alice Miller và Donald Winnicott đã đề cập đến nó như là “chân ngã” (cái Tôi đích thực) của chúng ta. Nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực nghiên cứu chứng nghiện rượu và chất kích thích khác gọi nó là “Đứa trẻ bên trong” (Inner Child).

Thuật ngữ Đứa trẻ bên trong dùng để nói về phần tâm hồn vô cùng sôi nổi, tràn đầy sức sống, sáng tạo và mãn nguyện trong sâu thẳm mỗi người; đây chính là Đứa trẻ bên trong – là Chân Ngã – là con người thực sự của chúng ta.

Những chấn thương tâm lý xuất hiện lặp đi lặp lại sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển lành mạnh của một đứa trẻ, điều này sẽ khiến phản xạ “chiến đấu, chạy trốn hoặc tê liệt” của trẻ trở nên mất kiểm soát.

Một trong số những nguyên tắc quan trọng nhất của việc chữa lành được gói gọn như sau “one day at a time”, tức là khi chúng ta làm gì thì hoàn toàn chú tâm vào việc mình làm mà không cần phải suy nghĩ hay lo lắng đến những việc khác, bởi vì suy nghĩ hay lo lắng cũng vô ích và không cần thiết.

Dù quá trình chữa lành có kéo dài bao lâu, chỉ cần áp dụng lời khuyên này, thì quan điểm của chúng ta có thể thay đổi ngay lập tức: giúp cho cuộc hành trình chữa lành tổn thương không chỉ dễ chịu hơn mà còn đầy ý nghĩa, để chúng ta luôn sống trọn vẹn và hết mình với khoảnh khắc hiện tại.

Với từng chút kiên nhẫn, khi cho phép mình được trải nghiệm lại những nỗi đau từng bị đè nén và được quyền đau khổ, chúng ta có thể dần dần giải phóng bản thân khỏi những mâu thuẫn nội tâm chưa được giải quyết suốt bao nhiêu năm qua, đồng thời cũng khám phá ra rằng: tương lai sẽ luôn là một điểm đến còn chưa được xác định. Cuộc sống của chúng ta thuộc về hiện tại, là nơi mà cuối cùng chúng ta luôn có thể tìm thấy sự yên bình.

Tình yêu thương chữa lành mọi tổn thương

Những đặc tính của Đứa trẻ bên trong:

  • Đây là một linh hồn tự do, có cảm xúc, nhạy cảm, vui vẻ, yêu thích niềm vui, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo.
  • Linh hồn thơ ấu này có thể bị thuần hóa, mất, hoặc quên lãng nhưng vẫn còn ở đâu đó bên bạn.
  • Nó có thể ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta, ngay cả khi chúng ta không nhận ra, bởi Đứa trẻ bên trong của chúng ta là một phần của niềm tin của chúng ta về chính mình.
  • Đứa trẻ bên trong đó có thể cần được chữa lành và hỗ trợ nếu có tổn tương, bỏ rơi, thất vọng hoặc bị lạm dụng thời thơ ấu. Ngay cả khi bạn che giấu, hoặc giấu đứa trẻ bên trong, nó có thể khiến bạn lo lắng và sợ bị đối xử tệ hại.
  • Mỗi người đều thường phớt lờ Đứa trẻ bên trong nếu họ cảm thấy tội lỗi hoặc “không đủ tốt”.
  • Đứa trẻ bên trong có thể bị che dấu khi chúng ta tỏ ra gia đình mình hạnh phúc và khỏe mạnh, ngay cả khi không như thế.
  • Đôi khi chúng ta mong ước hay mơ mộng, những gì chúng ta nhìn thấy chính là đứa trẻ nhỏ bên trong.

Chúng ta nhận biết đứa trẻ bên trong của mình khi:

  • Lạc mất bản thân mình khi vui chơi
  • Say mê chơi đùa với các trò chơi, đồ vật hoặc vật nuôi
  • Cảm nhận cảm xúc khi nhìn vào bức tranh, đồ dùng cũ và sổ lưu niệm hoặc phim ảnh về gia đình và thời thơ ấu
  • Bạn nghĩ như trẻ nhỏ, tìm cách làm hài lòng cha mẹ hoặc người lớn.

Bởi đứa trẻ bên trong không lành mạnh, con người thường cố gắng giấu diếm đứa trẻ bên trong mình và không muốn thể hiện ra bên ngoài cho người khác thấy phần yếu đuối ấy, phần 2 của bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn những biểu hiện của một con người tổn thương qua việc che giấu đứa trẻ của họ và làm thế nào liệu pháp tâm lý có thể chữa lành tổn thương. Hẹn gặp lại trong phần 2.

Khóa đào tạo NLP Master Practitioner

Tác giả: Ngô Duy Kha

Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quà tặng Miễn Phí -spot_img

BÀI VIẾT MỚI NHẤT