Mô hình truyền thông NLP

Rate this post

Mô hình truyền thông NLP

Học phần đầu tiên và cũng là nền tảng cơ bản nhất mà mọi Nhà thực hành Lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP-er) phải biết là Mô hình truyền thông NLP. Nó là nền tảng cho những công cụ NLP mà bạn sẽ được học trong chương trình NLP Practitioner.

Mô hình Truyền thông NLP

Sơ khai được hình thành và phát triển bởi John Grinder và Richard Bandler, NLP hay Lập trình Ngôn ngữ Tư duy bắt đầu như là một mô hình giải thích cách chúng ta truyền thông và tương tác với bản thân và người khác. Mô hình truyền thông NLP giải thích cách chúng ta xử lý thông tin từ bên ngoài và những gì chúng ta thực hiện với thông tin đó ở bên trong.

Trong NLP, chúng ta tin rằng “Bản đồ không phải là lãnh thổ“, vì vậy các Hệ thống đại diện bên trong (tạm hiểu là các Suy nghĩ) chúng ta tái hiện từ sự kiện bên ngoài, trở nên không đúng như cách của nó hiển thị. Điều xảy ra là một sự kiện bên ngoài chúng ta và chúng ta chỉ xử lý sự kiện bên trong mà thôi. Chúng ta tạo ra một Hệ thống đại diện bên trong (Internal Representation – I/R) của sự kiện đó. I/R của sự kiện sau đó được kết hợp với Thể lý để tạo thành một Trạng thái. Từ “trạng thái” ý chỉ trạng thái cảm xúc bên trong của mỗi cá nhân – vui, buồn, có động lực…

Bạn đã bao giờ nhận thấy rằng mọi người xử lý các cảm nhận của họ khác nhau? Một số người phải “nhìn thấy” mối quan hệ hiện diện, trong khi đó người khác phải giải thích hoặc họ phải “nghe” được nó từ đối phương. Vẫn còn những người khác phải “nắm hoặc sờ” thì mối quan hệ mới tốt hơn. Đây là bản chất của Mô hình truyền thông NLP.

Các từ ngữ, Hệ thống đại diện bên trong (I/R) bao gồm các hình ảnh, âm thanh và tự thoại, cảm xúc, mùi hay vị. Vì thế, những gì xảy ra là một sự kiện đi qua các giác quan và đến với não bộ.

Thị giác: Bao gồm hình ảnh chúng ta nhìn hoặc cách chúng ta nhìn vào một người;
Thính giác: Bao gồm âm thanh, từ ngữ chúng ta nghe hay cách mà ai đó nói với chúng ta;
Xúc giác: Cảm nhận bên trong hay bên ngoài bao gồm một cái chạm từ ai đó hoặc vật gì đó, nhiệt độ, chất liệu hay cảm xúc của chúng ta;
Khứu giác: Mùi hoặc năng lực phân biệt mùi hương;
Vị giác: Vị hay năng lực phân biệt các đặc tính ngọt, chua, đắng hay mặn trong miệng;

OK! Vì vậy, sự kiện bên ngoài đi qua các kênh giác quan đầu vào, sau đó bị lọc và quản lý bởi hệ thần kinh của chúng ta. Khi chúng ta quản lý nhận thức của mình về sự kiện, chúng ta xóa bỏ, bóp méo và khái quát hóa thông tin dựa trên các quy trình sau để xử lý thông tin.

Khóa đào tạo NLP Practitioner

Các thành tố của Mô hình Truyền thông NLP

Xóa bỏ:

Sự xóa bỏ xảy ra khi chúng ta chú ý một cách có chọn lọc đến một khía cạnh nào đó trong cuộc sống trong kinh nghiệm của ta chứ không phải của người khác. Chúng ta thường bỏ qua hoặc bỏ lỡ một vài thông tin. Một thí nghiệm cho thấy, trong một thí nghiệm 100 người, người hướng dẫn yêu cầu 100 người tham gia nhìn quanh phòng và chú ý những vật có màu đỏ, sau đó nhắm mắt lại. Người hướng dẫn đặt câu hỏi: “Hãy kể tên các vật có màu xanh?”. Kết quả là gần như không có bất kỳ người nào trả lời được có những vật nào màu xanh. Chúng ta đã xóa bỏ mọi thứ khác màu đỏ khi nhìn xung quanh căng phòng.

Bởi nếu không có sự xóa bỏ, chúng ta sẽ phải đối mặt với việc quá tải thông tin, và có lẽ bạn đã từng trong hoàn cảnh này, khi cố nhớ quá nhiều thứ.

Bóp méo:

Sự bóp méo xảy ra khi chúng ta làm sai lệch thực tế bằng cách nhìn từ góc độ khác đi. Trong triết học Ấn Độ, có một câu chuyện nổi tiếng về sự bóp méo rằng. Có một người đàn ông đi dọc theo con đường nhìn thấy một cái gì đó và anh ta tin rằng mình nhìn thấy một con rắn và hét lên “RẮN!”. Tuy nhiên, khi đến gần thì anh ta nhận ra rằng những gì anh ta thấy chỉ là một mảnh dây thừng.

Sự bóp méo là một thành phần quan trọng của Mô hình Truyền thông NLP và chúng ta có thể sử dụng để tạo động lực chính mình. Động lực có thể đươc tạo ra khi chúng ta diễn dịch sai, thay đổi hoặc biến đổi những thông tin đến với hệ thần kinh. Thông tin được thay đổi bởi một trong các hệ thống lọc của chúng ta. Ví dụ: Hãy tạo ra một bảng tầm nhìn về những điều bạn muốn, Sự bóp méo sẽ giúp cho những bức ảnh cắt ghép của bạn thành sự thật thông qua hệ thống xử lý hình ảnh trên giấy thành các mong muốn thực tế ngoài cuộc sống.

Sự khái quát hóa:

Cuối cùng, đến khái quát hóa, chúng ta thường đưa ra các quyết định dựa trên một hoặc hai sự trải nghiệm của mình. Bạn có biết ai đó có một trải nghiệm và từ đó hình thành một cách nhìn về tất cả những trải nghiệm tương tự? Ví dụ: “Tôi ghé các loại nhạc Ấn Độ vì tôi đã nghe Ravi Shankar và tôi không thích nó”.

Thông thường, tâm lý ý thức chỉ có thể xử lý 7 (cộng trừ 2) mẫu thông tin tại một thời điểm. Khi bị quá tải, chúng ta có xu hướng đơn giản hóa, đưa ra các quyết định và thiết lập thái độ dựa trên thông tin không đầy đủ. Điều quan trọng là phải hiểu điều này theo Mô hình Truyền thông NLP theo nghĩa rộng hơn. Sự khái quát hóa là một điều rất bình thường ngày nay. Mọi người đều như thế. Nó là kết quả của những thông tin số gây ra quá tải thông tin và vượt quá sự cảm thụ.

Tất nhiên, chúng ta đều biết rằng nhiều người thậm chí còn không thể xử lý con số này, và tôi biết bạn biết nhiều người thậm chỉ chỉ có thể xử lý 1 (cộng trừ 2) mẫu thông tin. Còn bạn thì thế nào?

Hãy thử điều này: Bạn có thể gọi tên nhiều hơn 7 sản phẩm theo phân loại được cho trước? Ví dụ: Bột giặt? Nhiều người chỉ có thể nêu tên 2, hoặc 3 sản phẩm trong một phân loại và thường thì không nhiều hơn 9. Đây là ví dụ giải thích điều này.

Nếu chúng ta không tích cực xóa bỏ thông tin mọi lúc, chúng ta sẽ chết mất với quá nhiều thông tin đến với mình. Sự thật, thậm chí bạn có thể đã nghe các nhà tâm lý học nói rằng, nếu chúng ta đồng thời nhận thức được tất cả các thông tin cảm quan đang đến, chúng ta sẽ phát điên lên mất. Đó là lý do tại chúng ta phải lọc thông tin.

Với lới ích của nó, Khái quát hóa là một trong những cách mà chúng ta học tập – thu thập thông tin và rút ra những kết luận về ý nghĩa của chúng. Vì thế, câu hỏi đặt ra là, khi hai người trải qua cùng một sự kiện, tại sao họ lại có sự phản ứng khác nhau đến như vậy? Câu trả lời là, chúng ta Xóa bỏ, Bóp méo, Khái quát hóa thông tin từ bên ngoài thông qua các giác quan dựa trên một trong 5 bộ lộc tiếp theo là: Chương trình Meta, Hệ thống Niềm tin, các Giá trị, Quyết định và Ký ức.

Chương trình Meta:

Bộ lọc tiếp theo của Mô hình truyền thông NLP là Chương trình Meta. Biết các Chương trình Meta của một ai đó có thể giúp bạn dự đoán rõ ràng và chính xác tình trạng của họ, từ đó dự đoán hành vi của họ. Một trong những điều quan trọng là Chương trình Meta bản chất nó không tốt cũng không xấu, đó chỉ là cách ai đó xử lý thông tin mà thôi.

Niềm tin:

Bộ lọc tiếp theo là Niềm tin. Niềm tin là sự khái quát hóa về thế giới. Niềm tin là những giả định mà chúng ta có về cách mà thế giới tạo ra hoặc phủ nhận sức mạnh cá nhân đối với ta (điều ta nghĩ mình có khả năng hoặc không có khả năng). Trong quá trình làm việc với Niềm tin của một ai đó, điều quan trọng là phải khám phá những gì khám phá lý do (niềm tin) dẫn đến việc họ làm một điều nào đó Chúng ta cũng muốn tìm ra những niềm tin ẩn sâu giới hạn, những niềm tin này không cho phép chúng ta thực hiện điều ta muốn làm.

Giá trị:

Giá trị cơ bản là một bộ lọc đánh giá. Đó là cách chúng ta quyết định xem hành động của mình là đúng hay sai, tốt hay xấu, và chúng ta cảm nhận thế nào về hành động đó. Các giá trị được sắp xếp theo thứ với bậc mức độ quan trọng nhất nằm ở trên và thấp nhất ở dưới cùng. Mỗi chúng ta đều có một Mô hình truyền thông NLP khác nhau về thế giới (một sự phiên dịch thế giới bên ngoài) và Giá trị của chúng ta là kết quả của Mô hình thế giới. Khi chúng ta giao tiếp với bản thân và người khác, nếu Mô hình thế giới mâu thuẫn với Giá trị của mình hoặc của ai đó, thì nó sẽ tạo ra một cuộc xung đột thực tế. Richard Bandler nói “Giá trị là những điều chúng ta không sống theo”.

Giá trị là những gì mọi người thường hướng tới hoặc tránh xa. Đó là điểm thu hút hoặc đẩy lùi chúng ta trong cuộc sống. Chúng cơ bản là một hệ thống niềm tin ẩn sâu, vô thức những gì quan trọng, và Giá trị có thể thay đổi theo bối cảnh. Bạn có những giá trị cố hữu về những gì bạn muốn trong mối quan hệ và những gì bạn muốn trong kinh doanh. Giá trị của bạn về những gì bạn muốn trong một hoặc nhiều thứ khác nhau. Và thực tế, nếu không có giá trị, bạn có thể gặp rắc rối với chúng. Vì giá trị có liên quan đến ngữ cảnh, chúng cũng có thể là những trạng thái liên quan.

Ký ức:

Bộ lọc tiếp theo là những ký ức, kỷ niệm của chúng ta. Trên thực tế, một số nhà tâm lý học nói rằng hiện tại đóng một vai trò rất nhỏ trong hành vi của con người. Họ tin rằng khi chúng ta giả đi, phản ứng của chúng ta trong hiện tại là sâu chuỗi của rất nhiều phản ứng của quá khứ (một loạt các ký ức được xâu chuỗi theo một cách nhất định).

Các Quyết định:

Những quyết định mà chúng ta đưa ra trong quá khứ. Các quyết định có thể tạo ra niềm tin mới, hoặc chỉ ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta qua thời gian. Vấn đề với những quyết định là chúng được tạo ra một cách vô thức hoặc ở độ tuổi rất sớm, và bị quên lãng, nhưng hiệu quả của nó vẫn còn đó. Ví dụ: bạn đã khi nào quyết định mình sẽ không thể trở nên thành công được khi còn rất bé không?

Khóa đào tạo NLP Practitioner

Trên đây những bộ lọc đã và đang xác định cách bạn phiên dịch về sự kiện khi chúng xảy ra. Hệ thống đại diện (suy nghĩ) cho chúng ta một trạng thái cụ thể, và tạo ra một thể lý cụ thể. Trạng thái mà chúng ta cảm nhận lúc này sẽ xác định Hành vi. Mô hình truyền thông NLP sẽ xác định cách chúng ta xử lý thông tin từ thế giới bên ngoài và phản ứng lại (hành vi) với nó ra sao.

(Bài viết thuộc bản quyền của www.ngoduykha.com, vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép)

 Tài liệu tham khảo:

  • NLP Practitioner Certifcation Training
  • NLP Practitioner Manual

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quà tặng Miễn Phí -spot_img

BÀI VIẾT MỚI NHẤT