NLP là gì? Sức mạnh của NLP (phần 1)

Rate this post

Chương đầu tiên của loạt series bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu về NLP và sức mạnh mà NLP mang lại.

NLP là viết tắt của 3 từ Neuro (thần kinh hay não bộ), Linguistic (ngôn ngữ) và Programming (lập trình – cách suy nghĩ, thể hiện cảm xúc và hành vi) tức Lập trình ngôn ngữ thần kinh hay ở Việt Nam đại trà với ý niệm Lập trình ngôn ngữ tư duy. Khi nhìn vào cái tên NLP ta dễ dàng nhận ra rằng nó là một sự phối hợp thú vị của 3 thành phần mà bất cứ con người nào cũng có: não bộ, ngôn ngữ và cách người ta suy nghĩ và thể hiện ra bên ngoài.

NLP là gì?

Ta phải biết rằng, não bộ của người thành công bậc nhất hay thông minh bậc nhất (như Albert Einstein) không hề khác biệt so với một con người bình thường về cấu trúc cũng như kích thước và khối lượng.

Mọi người trong cùng một vùng miền đều dùng chung một ngôn ngữ (như tiếng Việt ở nước ta), học chung một nền giáo dục và thậm chí có những triệu phú Việt Nam phải bỏ học từ nhỏ, vậy ngôn ngữ ở đây không phải nói chúng ta phải là người giỏi về nhiều ngôn ngữ Anh, Hàn, Nhật, Trung… mà là cách bạn sử dụng vốn ngôn ngữ mình đang có để nói với bản thân mình và giao tiếp với những người xung quanh.

Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn ở chương 2, cách một con người tiếp nhận thông tin như thế nào, tại sao anh ta và tôi cùng gặp một tình huống (bị đuổi việc) nhưng lại có hai cách xử lý khác nhau, và chương 8, chúng sẽ biết mình đã sử dụng ngôn ngữ đúng chưa, ta đã giao tiếp hiệu quả tốt hay chưa, đâu là mô thức giao tiếp của người thành công, cách thức chinh phục lòng người bằng ngôn ngữ.

NLP là sách hướng dẫn sử dụng cho Não bộ.

NLP ra đời để hướng dẫn ta sử dụng não bộ của mình một cách thông minh hơn. Bất kỳ bộ máy nào trên thế giới (từ máy xay sinh tốt, máy in, máy bay…) đều có hướng dẫn sử dụng. Nhưng chúng ta thấy một thực tế rằng, bộ não con người là một cỗ máy tinh vi nhất, là một tuyệt tác của vũ trụ tạo ra, không hề có một cỗ máy nào phức tạp hơn bộ não con người. Và, nó không hề có bất kỳ quyển sách hướng dẫn sử dụng nào cả. Vậy ta sử dụng nó như thế nào? Câu trả lời là “tôi sử dụng theo cách riêng của mình, cha mẹ, thầy cô và môi trường dạy dỗ tôi”, và do cách sử dụng ấy nó có giúp chúng ta thành công không?

Khi giao tiếp giữa con người với người, chúng ta không chỉ truyền tải thông tin qua lời nói. Sự thật cho thấy rằng, con người chỉ thể hiện 7% thông qua từ ngữ họ truyền tải, 38% thông qua giọng nói – cách lên giọng và ngắt quãng…, còn lại 55% nằm ở ngôn ngữ cơ thể.

Nếu đã từng đọc qua quyển “Cuốn sách hoàn hảo về Ngôn ngữ cơ thể” của Allan & Barbara Pease, ta sẽ phát hiện một điều, không cần mở miệng nói ra điều mình mong muốn hoặc không cần nghe từng câu từ mà người đối diện muốn truyền tải, dựa vào ngôn ngữ cơ thể chúng ta hoàn toàn có thể biết được điều đối phương muốn đề cập là gì (thông qua 55% nằm ở ngôn ngữ cơ thể).

Hoặc đã bao giờ chúng ta cảm thấy rằng người đối diện đang không trung thực, điều anh ta muốn nói hoàn toàn trái ngược với những gì anh ta đang thể hiện. Nhưng ta không biết giải thích thế nào và tại sao lại như vậy. Phụ nữ thường hay nói “trực giác của người phụ nữ cho tôi biết điều đó”, điều này là hoàn toàn chính xác. Allan Pease có nói, so với đàn ông, phụ nữ là người có trực giác nhạy gấp trăm lần. Khó mà có thể dối gạt người vợ hay người yêu mình khi vô tình mình đi trễ hay vì mê công việc mà quên béng thời gian.

Hơn nữa, trong NLP chúng ta sẽ phát hiện một người nói dối khi nào và làm sao biết một vấn đề có đáng tin cậy hay không thông qua việc quan sát ngôn ngữ hoặc hay hơn là quan sát chuyển động mắt của người đó. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu qua các chương: Chương 4. Quan sát người khác và chương 11 – Mô thức phần mô hình mắt.

Khi đã có bộ não tuyệt vời cùng ngôn ngữ phù hợp, cách ta lập trình bộ não và ngôn từ chính là yếu tố thứ ba quyết định bản thân mình sẽ như thế nào trong cuộc đời này. “Tôi là một người yếu đuối” sẽ đưa ta đến sự diệt vong, ta sẽ là người yếu đuối mãi mãi. Nhưng khi lập trình “Tôi có đủ mọi nguồn lực để thành công”, tự sâu bên trong chúng ta sẽ có những nguồn lực cần thiết và nguồn động lực mang đến sự thành công cho mình.

Nếu dành thời gian đọc qua tiểu sử hay nhật ký của những người vĩ đại, ta sẽ phát hiện ra rằng họ có cách sử dụng não bộ (hay lập trình) khá tương đồng. Người thành công luôn suy nghĩ tích cực cho dù tình huống có tệ hại nhất, luôn rút ra được các bài học kinh nghiệm từ những cảm xúc buồn đau trong quá khứ, có niềm tin bất diệt về cuộc đời và bản thân họ – tôi là người tạo nên số mệnh cho cuộc đời tôi.

Và khi chúng ta nắm trong tay mấu chốt của vấn đề, ta đang sở hữu một công cụ mạnh mẽ nhất trên hành tinh này, một công cụ biến một con người bình thường trở nên xuất chúng. Chỉ bằng cách vận dụng đúng não bộ, sử dụng ngôn ngữ phù hợp và lập trình chúng để biến chúng trở thành những điều ta  mong muốn.

Học thuyết gia Viktor Frankl có nói “Giữa những kích thích và phản ứng có một khoảng trống. Trong khoảng trống đó chứa đựng sự tự do và sức mạnh để chọn lựa sự phản ứng. Trong phản ứng ấy, chứa đựng sự sinh trưởng và sự tự do”.

NLP Cho Người Mới Bắt Đầu

Dù chúng ta là ai, như thế nào, cuộc đời ta gặp phải chuyện bế tắc bao nhiêu, đó không phải là ta. Cách ta phản ứng lại với cuộc sống, cách ta chấp nhận hay vươn lên, đó mới chính là con người mình trở thành.

Vậy cuộc đời chúng là do ai tạo ra?

Câu trả lời chắc chắn bạn đã có.

(còn nữa)

Tác giả: Ngô Duy Kha

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quà tặng Miễn Phí -spot_img

BÀI VIẾT MỚI NHẤT