Sức mạnh của những mục tiêu (phần 4)

Rate this post

Phần cuối của “Sức mạnh của những mục tiêu” chúng ta cùng tìm hiểu về 9 quy tắc cho một mục tiêu khả thi (hoàn toàn khả thi đạt được)Công thức thành công tuyệt đỉnh.

9 quy tắc cho một mục tiêu khả thi (hoàn toàn khả thi đạt được)

1. Trạng thái ở thể tích cực “Cụ thể bạn mong muốn điều gì?”

Bạn thật sự muốn gì?

Hãy thường xuyên đặt câu hỏi này liên tục cho mình, bạn mong muốn điều gì trong cuộc sống, bạn sẽ là ai và như thế nào. Chú ý, sử dụng thể tích cực trong câu trả lời.

Một điều thú vị được khám phá ra rằng, não bộ con người không có khả năng xử lý từ ‘phủ định’, một ví dụ hay được dùng trong trong những chương trình hội thảo là “hãy nhắm mắt lại và đừng tưởng tượng ra con voi màu hồng”. Bạn thấy gì? Một con voi màu hồng hay một điều gì khác? Hiểu được nguyên tắc này, bạn hãy luôn sống ở thể tích cực, tức luôn đặt ra những câu khẳng định, trực tiếp điều mình  mong muốn là gì “tôi muốn có 1 ngôi nhà 10 tầng tại Quận 1, TP. HCM”…

Nếu biết đến Luật hấp dẫn bạn sẽ thấy một điều tương đồng ở đây, một nguyên tắc chủ chốt đó là “những gì bạn suy nghĩ, sẽ là những gì bạn trở thành”, nếu bạn muốn tránh xa một điều gì đó không thích, bạn lại dễ dàng đạt được điều đó. “Tôi không muốn đói nghèo” – chúc mừng bạn, bạn sẽ đói nghèo mãi mãi. “Tôi không muốn thất nghiệp”, “tôi không muốn bị tai nạn giao thông”…

Cứ mỗi khoảnh khắc bạn nói với vũ trụ rằng “tôi không muốn…” vô tình tiềm thức của bạn lại ghi nhận những điều nằm ở vế sau “thất nghiệp”, “tai nạn giao thông”, và chức năng vô cùng đơn giản của tiềm thức là thực hiện hóa những mệnh lệnh mà nó nhận được, dù khẳng định hay phủ định.

Biết được bí mật lớn này, bạn áp dụng vào cuộc sống mình, phép màu sẽ hiện ra. Nuôi dưỡng hạt giống tiềm thức bằng những tư duy tích cực “tôi muốn giàu có”, “tôi muốn một triệu đô la”,… sẽ là dấu ấn khắc sâu vào tâm trí và thôi thúc bạn hành động mỗi ngày để đạt được điều mình mong muốn đó.

2. Biết rõ tình trạng hiện tại – “Bạn đang ở đâu bây giờ?”.

Bạn đang ở đâu trên hành trình đạt mục tiêu?

“Tôi muốn có 1 triệu đô la”, bây giờ thu nhập của tôi là 100 triệu đồng/tháng. Như vậy chỉ cần 200 tháng nữa (khoảng 20 năm) nữa thôi bạn sẽ đạt được điều mình mong muốn. Rất dễ phải không nào?

Khi biết rõ tình trạng hiện tại của mình ở đâu, hãy để tâm trí mình hòa nhập vào với hoàn cảnh đó, nhìn thấy những gì mình đang có, nghe thấy những âm thanh xung quanh, cảm nhận những cảm giác hiện tại, và lắng nghe chính bản thân mình nói gì về điều đó. Vì đây là hiện tại của bạn, bạn cần phải biết rõ ràng mình đang ở đâu, tức là bạn phải định vị được mình đứng đâu trên tấm bảng đồ chỉ đến kho báu, thì từ đó, bạn mới dễ dàng xác định từng bước cụ thể mình sẽ đi đến đâu, với ai và như thế nào.

3. Định rõ kết quả.

Xác định CỤ THỂ mục tiêu của bạn là gì? Loại bỏ sự mơ hồ

“Bạn sẽ nhìn thấy gì, nghe gì, cảm giác gì khi bạn đạt được nó?” như thể ngay bây giờ. Khác với bước 2 ở chỗ, bạn là người quan sát cuốn phim đang chiếu kia như một người ngồi xem ở rạp chiếu, bạn đang ngồi và nhìn thấy chín bản thân mình đang trên màn ảnh, nhìn, nghe và cảm nhận được nhân vật chính trong thước phim trên đang có những thứ bạn muốn. Khi đứng ở trạng thái quan sát, bạn sẽ biết chính xác điều mình mong muốn là gì, hơn thế, bạn sẽ biết rõ làm thế nào mình đạt được được những điều trên màn ảnh kia.

Trạng thái tách rời còn có một công dụng khác. Khi ta tách rời với những gì ta mong muốn – trở thành người quan sát thước phim. Não bộ sẽ làm việc để đưa ta đến thứ mà ta mong muốn vì chính sự khao khát sẽ thôi thúc ta hành động, não cũng biết rằng nó cần phải làm việc đủ sức để có thể trở thành điều mà nó vừa nhìn thấy, vừa nghe và vừa cảm nhận được.

Nhưng khi ở trạng thái hòa nhập (như bước 2) não bộ biết rằng nó đã đạt được, nếu ta hòa nhập ở bước 3 sẽ gây ra phản ứng ngược, ta không bắt tay vào thực thi, não bộ hiểu rằng nó đã đạt được rồi, vậy thì hành động để làm gì nữa.

Hiểu được cơ chế này, bạn hoàn toàn có thể đưa tâm trí mình vào đúng các bước để tiến tới mục tiêu cùng với sự phối hợp ăn ý của thể lý và tâm trí để đạt được trạng thái đỉnh cao khi hành động.

4. Đưa ra bằng chứng.

Đâu là dấu hiệu cho biết bạn sẽ đạt được mục tiêu?

Mọi thứ đã có sẵn cho cuộc hành trình phía trước của bạn, bạn mong muốn đạt mục tiêu và bạn biết làm thế nào để đạt được chúng, chỉ cần kiểm định lại “bằng chứng”, dấu hiệu cho biết mình sẽ đạt được mục tiêu, nó sẽ cụ thể hóa hơn những mục tiêu đặt ra hay trạng thái mình mong muốn.

“Làm sao bạn biết khi mình đã đạt được nó?” là câu hỏi bạn cần phải hỏi bản thân mình, liệt kê ra tất cả các bằng chứng và dấu hiệu khi mình đã đạt được. Càng cụ thể bằng chứng bao nhiêu, bạn càng biết rõ viễn cảnh tương lai thế nào.

Có hai nghiên cứu sinh, một người tên là Chirstopher, một người tên là Tillman. Khi chuẩn bị làm đề án tốt nghiệp, hai người được thầy hướng dẫn đưa đến tham quan một công ty sản xuất lớn. Sau chuyến tham quan, thầy hướng dẫn hỏi cả hai.

– Các em đã ghi nhận được gì sau chuyến khảo sát này?

– Thưa thầy, cái em thấy được nhất là phòng làm việc rất rộng và đẹp, phòng cho nhân viên thoáng mát và tiện nghi, còn có khu nghỉ ngơi an dưỡng cho nhân viên sau một tuần làm việc vất vả. Nếu được làm việc ở đây thì quả là một niềm hạnh phúc lớn – Chirstopher vui vẻ đáp.

Còn câu trả lời của Tillman là:

– Thưa thầy, cái em chú ý nhất là sản phẩm của công ty. Đây là những sản phẩm tiên tiến nhất trên thế giới nhưng thị trường cho loại sản phẩm này không lớn. Do đó, cần phải chú trọng vào hướng quảng bá nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Muốn được như vậy thì phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất và đầu tư vào nguồn nhân lực trình độ cao.

Nghe xong hai câu trả lời, thầy hướng dẫn không nói gì, chỉ gật đầu mỉm cười.

Nhiều năm sau, Chirstopher trở thành một nhân viên khá nổi tiếng, anh ta được hưởng khá nhiều ưu đãi của công ty; còn Tillman thì trở thành tổng giám đốc. Điều đặc biệt là cả 2 cùng làm việc ngay tại công ty họ đến tham quan. Một ngày đẹp trời, họ rủ nhau đến nhà người thầy hướng dẫn dạo nọ. Nhìn thấy hai học trò cũ của mình, người thầy hướng dẫn mỉm cười nói:

– Sau khi dẫn các bạn đi thăm nhà máy nơi các bạn làm việc bây giờ, tôi đã sớm đoán được các bạn sẽ như ngày hôm nay.

Hai học trò nhìn nhau không hiểu, người thầy nói tiếp:

– Trong mắt chỉ có sâu hay bọ chính là con chim sẻ núi, còn trong mắt có cả bầu trời thì đó là con chim đại bàng. “Phòng làm việc đẹp đẽ thoáng mát, phòng nhân viên tiện nghi” thực ra chỉ là những đồ vật phục vụ nhu cầu hưởng thụ của con người. Do đó, nó cũng chỉ giống những con sâu non trong mắt con chim sẻ núi mà thôi, luôn có sẵn để hưởng thụ.

Còn sản phẩm của công ty, hướng mở rộng thị trường cho sản phẩm mới chính là những thứ mà các bạn cần phải theo đuổi, bởi vì chỉ có những thứ đó mới nâng cao vị trí của các bạn lên được. Nó cũng giống như bầu trời rộng lớn trong mắt con chim đại bàng, phải theo đuổi để thấy mình thực sự lớn. Cái mà Chirstopher muốn chính là sự hưởng thụ, cho nên bạn chỉ có thể là nhân viên. Còn Tillman thì theo đuổi những mục tiêu cao và xa hơn nhiều, do đó đã làm đến chức tổng giám đốc.

Người đứng đầu của công ty được nhắc đến này chính là Robert L. Tillman, vị tổng giám đốc của công ty: Lowe’s. Bằng năng lực của mình, vị tổng giám đốc này đã “vươn đôi cánh bay trên bầu trời rộng lớn”. Trong một khoảng thời gian ngắn, ông đã đưa Lowe’s trở thành công ty có tổng doanh thu lớn thứ 45 trong 500 công ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ.

Vậy nếu là bạn, bằng chứng hiện tại hay tương lai bạn nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận là gì? Đâu là thứ bạn đang tập trung vào trong cuộc sống và xa hơn là trong mục tiêu. Bạn sẽ có được những bạn mong muốn bằng cách cho phép mình nhìn thấy những bằng chứng cụ thể, từ đó lấy tâm trí bạn hướng đến điều mình chờ đợi.

Bạn quyết định đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, vượt qua hơn một nghìn km để đến với thủ đô. Mọi chuẩn bị đã sẵn sàng và bạn sẽ tưởng tượng ra trong đầu mình một viễn cảnh nơi mình đến sẽ phồn hoa, nhộn nhịp thế nào. Bạn áp dụng kỹ thuật NLP vào việc thiết lập mục tiêu, bạn tưởng tượng khi mình nhìn thấy bảng báo hiệu Chào Mừng đến với Thủ đô Hà Nội, hay bảng báo Sân bay Nội Bày, Ga tàu Hà Nội… Chúc mừng bạn, bạn đã biết được điều mình mong muốn cụ thể đến dường nào.

Càng tái hiện tại bức tranh những bằng chứng, hạt giống mục tiêu/kết quả trong bạn càng lớn mạnh. Hình ảnh, âm thanh, cảm nhận khắc sâu vào tâm trí, vào tiềm thức, chúng đang lớn mạnh từng ngày đến một lúc bạn sẽ nhận ra nó đang được chính bản thân bạn thực hiện từng ngày, từng ngày một.

5. Mong muốn có đồng nhất và đáng mơ ước không?

Mục tiêu có đáng mơ ước không?

Trả lời cho câu “Kết quả đó sẽ cho bạn hoặc cho phép bạn làm điều gì?”

Đồng nhất là một ý niệm được dùng nhiều trong NLP, đồng nhất có nghĩa là trong và ngoài đã hợp làm một hay chưa, ý thức và tiềm thức có cùng mong muốn một thứ giống nhau, từng phần trong bạn có cùng một sự lựa chọn?

Điều mong muốn cũng như tất cả những thứ khác, khi đặt ra và cam kết thực hiện nó, trước hết nó phải đồng nhất trong bạn.

Lắng nghe cơ thể và những biểu hiện, chương 3 sẽ giải thích đồng nhất giữa ý thức và tiềm thức như thế nào, nhưng trước hết, tại đây, bạn phải biết rằng mục tiêu của bạn có phù hợp với những gì bạn suy nghĩ và những gì bạn được gieo vào trong tiềm thức hay không. Nếu mong muốn trở thành ca sĩ nổi tiếng, vậy đó là ý thức của bạn, còn tiềm thức của bạn, nó đã tin rằng bạn sẽ trở thành một ca sĩ hay chưa, hãy nó đang nghĩ rằng “Dù mình có cố mấy đi nữa, mình chỉ là một đứa kém cỏi”, học cách hòa nhập ý thức và tiềm thức cho mục tiêu, khi bạn muốn điều gì, bạn phải tin mình có khả năng làm được trước đã, nếu chưa đủ tin tưởng, hãy chậm lại và “dạy nó” cách tin vào điều mình muốn trở thành.

6. Nó có được chính bạn tự tạo ra và tự duy trì không?

Bạn có thể tự duy trì nó?

“Mục tiêu tôi là đạt được bằng đại học loại giỏi, vì mẹ tôi muốn thế”. Đây là một mục tiêu mà tôi được nghe khá nhiều trong giới sinh viên, họ đạt mục tiêu vì đó là điều mà gia đình, người thân họ mong muốn. Khi tìm hiểu lý do tại sao họ lại muốn đạt được được nó, họ trả lời một cách hồn nhiên “em không muốn cha mẹ buồn”, hay “cha mẹ em nói các anh chị trong gia đình đều có bằng đại học loại giỏi, nên em cũng phải như vậy”.

Mục tiêu cũng giống như đam mê, nó là thứ “lôi kéo” bạn dậy mỗi sáng sớm, là thứ đẩy bạn qua vũng lầy của trì hoãn, bay qua bao khó khăn dưới chân mình và là niềm vui sướng bạn mĩm cười trước khi đi ngủ. Nếu mục tiêu đó không xuất phát từ bạn mà từ một yếu tố ngoại vi nào đó, liệu bạn có sống trọng vẹn vì mình? Bạn có đủ động lực để chiến đấu với những khó khăn hay chùn bước và nghĩ rằng mình không hề mong muốn mục tiêu đó.

Một sai lầm đau đớn trong việc thiết lập mục tiêu ngày nay là khi chúng ta phát hiện đó không phải là điều thật sự thâm tâm mình mong muốn, nó chỉ là những thứ bên ngoài, những điều người khác cài đặt cho ta. Để rồi khi đối mặt với khủng hoảng, chúng ta thấy mình nhỏ bé và bắt đầu từ bỏ ước mơ.

“Có phải nó dành riêng cho bạn?”

Mục tiêu do bạn lập ra, nó nhất định phải dành riêng cho bạn. Không ai hiểu bạn bằng bạn, nếu bạn nhận được một lời chỉ trích tiêu cực rằng “đừng mơ mày đạt được nó, điều này hoàn toàn ảo tưởng” thì khi ấy chỉ có bạn mới có khả năng chứng minh cho người nói câu đó biết được rằng đó là điều ảo tưởng hay khả thi. Mục tiêu được thiết kế phù hợp với người tạo ra nó, bản thân người tạo mục tiêu họ sẽ có đủ mọi nguồn lực cần thiết để đạt được nó.

Bạn có nhớ câu chuyện về PABLO và BRUNO ở trên chứ, nó mang nhiều ý nghĩa, một ý nghĩa là do bạn tạo ra và tự duy trì, dù ai đó nói rằng bạn không thể nhưng nếu bạn là người đặt ra nó thì bạn tự có trách nhiệm thực hiện nó.

Đối với Bill Clinton, mục tiêu trở thành tổng thống nước Mỹ là điều khả thi và ông đã làm được năm 1993, đối với một vu hành vũ trụ Neil A. Armstrong, mục tiêu của anh ta là bay ra khỏi trái đất và đến những hành tinh xa xôi. Như vậy, theo bạn mục tiêu của ai là điều không thể thực hiện được, Bill Clinton hay Neil A. Armstrong? Câu trả lời là không hề có mục tiêu nào ảo tưởng, chỉ có mục tiêu đó có phù hợp và dành riêng cho chính người đặt ra mục tiêu đó hay không. Khi hiểu được sức mạnh của mục tiêu, bạn hoàn toàn có thể đặt ra những mục tiêu mà bạn thật sự mong ước, những điều tạo nên các thành công đột phá và làm thay đổi cả dân tộc hay nhân loại, nó tùy thuộc vào việc bạn có dám đặt và dám thực hiện chúng hay không.

7. Nó có phù hợp văn phong, ngữ cảnh?

Mục tiêu có phù hợp với bối cảnh?

Bạn là ai trong cuộc sống này, bạn có là người hiểu bạn nhiều nhất và không ai hiểu bạn bằng bạn. Bằng cách đặt ra câu hỏi, bạn sẽ biết bạn đang trong ngữ cảnh nào, và mục tiêu có phù hợp không.

Hãy kết hợp sử dụng tất cả 5 giác quan trong việc cảm nhận mục tiêu, vì câu trả lời đã nằm trong chính bạn.

Một câu hỏi cụ thể trong chiếc chìa khóa số 7 này là “Bạn muốn điều đó khi nào, ở đâu, như thế nào và với ai? Bạn nghe âm thanh gì, bạn nói gì với mình? Bạn có cảm nhận nào đặc biệt? Vị giác và khứu giác lúc ấy ra sao, có mùi vị gì không?”

Điều bạn mong muốn xảy ra bằng việc cảm nhận 5 giác quan có phù hợp. Trả lời câu hỏi trên giúp bạn rõ ràng hơn vì những gì bạn mong muốn.

8. Những nguồn lực nào bạn cần?

Nguồn lực hiện tại có cho phép bạn đạt được mục tiêu?

“Những gì bạn đang có và những gì bạn cần có để đạt được kết quả?”

Những câu hỏi trong phần này thật sự quá rõ ràng về những nguồn lực bạn cần thiết để giúp bạn bay đến với những mục tiêu.

“Không có con người thiếu nguồn lực, chỉ có trạng thái thiếu nguồn lực” – một tiền đề NLP phát biểu. Con người luôn có mọi nguồn lực cần thiết để đạt được sự thành công. Người bạn tôi đã đứng dậy phản đối, anh ta đang khởi nghiệp và nhận thấy rằng mình thiếu nhiều nguồn lực để có thể khởi nghiệp như tiền bạc, mối quan hệ…, vậy làm sau tiền đề kia đúng được chứ. Một câu hỏi tôi có thể hỏi anh ta, anh cần nguồn lực gì, bao nhiêu tiền, những người hỗ trợ ra sao để có thể khởi nghiệp thành công? Anh ta quên rằng trên thế giới có hàng nghìn, thâm chí hàng triệu công ty khởi nghiệp từ vốn là con số không tròn trịa hay từ những vùng đất khô cằn không tí nước. Song song điều đó, có hàng nghìn doanh nghiệp thất bại thảm hại khi mà nguồn tiền dương vẫn chất đầy trong kho, tiến sĩ, nhà khoa học họ thuê về có thể thông minh hơn bất kỳ công ty nào khác. Và kết quả là thế nào?

Chỉ khi đánh giá đúng nguồn lực mình có và những gì mình cần để đạt được mục tiêu, bạn mới có thể tính chính xác mức độ thành công là bao nhiêu phần trăm, từ đó tự tin hơn trong các bước thực hiện.

“Bạn đã bao giờ đạt được hoặc làm nó trước đây chưa?”

“Bạn có biết ai đó đã làm nó hoặc có nó trước đây không?”

“Bạn có thể hành động như thể mình đã có những nguồn lực đó ngay bây giờ?”

Những câu hỏi tiếp thêm nguồn sức mạnh giúp bạn thực hiện điều bạn tưởng chừng không thể “tôi muốn có một triệu đô la trước tuổi 30” nhưng lại nghĩ rằng sức mình không thể. Bạn có thể nhìn xem ngày nay các triệu phú đô la dưới 30 đang là một sự đánh dấu cho thời đại mới, thời đại hiện đại, công nghệ. Vậy thì điều gì là không khả thi, xin thưa, tất cả những ý tưởng của con người đều có khả năng đạt được, cái quan trọng vẫn là vươn đến mục tiêu và đạt được nó.

Trí tưởng tượng quan trọng hơn cả kiến thức (Albert Einstein)

Hãy liệt kê ra chi tiết những nguồn lực nào bạn đang có và nguồn lực nào bạn cần, vũ trụ sẽ mang đến cho bạn những thứ bạn còn thiếu, chủ yếu là bạn có mong muốn nó đủ lớn hay không.

9. Nó có phù hợp với hệ sinh thái?

Mục tiêu có phù hợp với hệ sinh thái, “môi trường” xung quanh?

Tiếp đến chúng ta sẽ xét về mặt hệ sinh thái. Hệ sinh thái trong NLP được định nghĩa là những “nghiên cứu của những kết quả”, tức kết quả đó ảnh hưởng đến ai và điều gì.

Hệ sinh thái trong NLP được xét đến 4 khía cạnh: bản thân, người khác và tất cả những người trong xã hội, hay rộng hơn nữa là đối với hành tinh này.

Liệu mục tiêu của bạn có phù hợp với hệ sinh thái? Nếu nó phù hợp với bạn, nhưng lại gây hại hay nguy hiểm cho người khác, cho môi trường hoặc cho xã hội thì bạn nên cân nhắc. Còn khi mục tiêu có hại cho bạn, nhưng lại có ích lợi cho đất nước, quốc gia (như hi sinh vì tổ quốc, phục vụ quân đội…) thì bạn cũng phải suy xét kỹ lưỡng khi đặt ra. Bởi khi ta xác định điều mình mong muốn và khao khát đủ lớn, tiềm thức sẽ thôi thúc bạn thực hiện nó vào một ngày không xa.

Bằng cách trả lời những câu hỏi sau, bạn sẽ biết mục tiêu này có phù hợp với hệ sinh thái:

“Bạn muốn điều đó cho mục đích nào?”

“Bạn sẽ nhận được hay mất mát gì khi vó nó?”

“Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn đạt được nó?”

“Chuyện gì sẽ không xảy ra nếu bạn đạt được nó?”

“Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không đạt được nó?”

“Chuyện gì sẽ không xảy ra nếu bạn không đạt được nó?”

Bounus:

Điều kiện để có một mục tiêu

  1. Luôn ở trạng thái tích cực
  2. Được khởi tạo và duy trì bởi khách hàng.
  3. Cụ thể mô tả thông qua các giác quan về kết quả và các bước cần thiết để đạt được nó.
  4. Phù hợp với sinh thái.
  5. Nhiều hơn một bước để đạt được kết quả.
  6. Bước đầu tiên phải cụ thể và khả thi.
  7. Nó có gia tăng sự lựa chọn không?

Hết phần 4.

(còn nữa)

Tác giả: Ngô Duy Kha

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quà tặng Miễn Phí -spot_img

BÀI VIẾT MỚI NHẤT