Bạn cần kỹ năng, năng lực, phẩm chất gì khi coaching?
Chúc mừng bạn đã và đang tiếp tục “dấn thân” trên con đường trở thành một người hành nghề chuyên nghiệp về tâm lý, giúp đỡ con người nói chung và coaching nói riêng.
Nếu bạn vẫn đang trăn trở liệu tôi có phù hợp với Nghề coaching hay Nghề Tham vấn và Trị liệu tâm lý hay không, thì bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn. Hãy nhẫn nại đọc thật kỹ.
Hãy nhớ! Dù bạn là một coach, tham vấn viên hay nhà trị liệu, nhận thức của bạn là điều rất quan trọng. Bạn có thể cho khách hàng của mình những phương pháp “giải quyết ngay” vấn đề của họ hay “giải pháp lâu dài” là tùy ở bạn. Tuy nhiên, nhận thức về điều này quyết định bạn là một người coach bình thường hay xuất sắc.
Nguyên tắc Con cá hay Cần câu. Bạn đã từng nghe về lý thuyết này chưa? Bạn có thể giúp khách hàng “tránh đói” một ngày, nhưng bạn cũng có thể cho họ chiếc cần câu cuộc đời – mà chúng tôi gọi là – giúp đỡ khách hàng trưởng thành toàn diện.
Là một người coach xuất sắc, cho khách hàng chiếc cần câu, bạn phải là người giúp khách hàng có năng lực Học tập tự định hướng, thỏa mãn các yếu tố sau đây:

Đồng thời, là một người coach giỏi, bạn phải:
- Hợp tác với sự tôn trọng lẫn nhau;
- Khơi gợi các ý tưởng của khách hàng về sự thay đổi;
- Tin tưởng vào năng lực của khách hàng với sức mạnh ra quyết định của họ.
“Thay đổi có nhiều khả năng xảy ra khi mọi người tin rằng nó nằm trong khả năng của mình để biến nó thành hiện thực”.
Đừng nhầm lẫn vai trò của bạn và khách hàng bạn. Tôi từng nhìn thấy nhiều người hành nghề chuyên nghiệp làm “nhầm” vai trò của khách hàng mình, đơn cử như việc, gọi điện thoại thay cho khách hàng, lập kế hoạch thay cho khách hàng… Dừng lại ngay nếu bạn đang làm như vậy.
Hiểu được vai trò của bạn và khách hàng sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, đặc biệt hiệu quả mang lại sẽ rất cao.
Có 02 thành phần quan trọng trong một phiên coaching: quy trình & nội dung.
Coach chịu trách nhiệm cho quy trình, như:
- đảm bảo thời gian (giờ giấc);
- đảm bảo khách hàng đưa ra các mục tiêu, chiến lược và hành động rõ ràng;
- đảm bảo khách hàng chịu trách nhiệm;
- đảm bảo khách hàng tập trung vào tiến trình.
Khách hàng chịu trách nhiệm cho nội dung:
- lựa chọn lĩnh vực để coaching;
- tạo ra các mục tiêu cụ thể, chiến lược và hành động cần phải làm;
- quyết định khung thời gian.
Tóm lại, người huấn luyện đóng vai trò như tấm gương, phản ánh lại tư tưởng, lời nói và ý tưởng của khách hàng để khách hàng có thể nhìn thấy mọi thứ rõ hơn, khi làm như vậy, sẽ tìm ra cách tiến về phía trước. Coach luôn tin rằng khách hàng có tất cả kiến thức họ cần; coach ở đó để giúp họ “chạm vào” các nguồn lực đó.
Các kỹ năng trong coaching
- Lắng nghe
- Đặt câu hỏi
- Tạo ra sự rõ ràng
- Tổng kết
- Phản chiếu
- Mục tiêu, chiến lược & hành động
Hãy cùng nhau lướt qua từng kỹ năng:
1. Lắng nghe:
Nói đến lắng nghe, rất nhiều người sẽ tranh rằng, tôi đang lắng nghe, tôi lắng nghe rất tốt trong khi ngồi với khách hàng, hoặc tôi biết mình lắng nghe nhưng không biết có hiệu quả hay không… Để hiểu về lắng nghe, bạn phải hiểu, lắng nghe có nhiều cấp độ.

Có bao giờ bạn cảm nhận được ai đó lắng nghe thấu cảm, khiến bạn cảm thấy như họ là một người quan trọng với bạn? Hay có bao giờ bạn cảm thấy một cuộc nói chuyện làm bạn cụt hứng vì một người đang nói là lắng nghe nhưng bạn không cảm nhận được?
Lắng nghe ở cấp độ coaching phải là lắng nghe chú tâm và lắng nghe thấu cảm. Việc bạn làm tốt kỹ năng này sẽ giúp bạn “đạt điểm cộng” với khách hàng và được đánh giá là một người coach xuất sắc.
2. Đặt câu hỏi
Câu hỏi là các công cụ chính yếu trong bộ công cụ của coach. Coach sẽ giao tiếp một cách khéo léo với các câu hỏi mở và đóng để mở rộng việc học hỏi của khách hàng và thu thập thông tin chi tiết trong các hành động.
Ở đây, tôi không hướng dẫn bạn, làm thế nào để đặt một câu hỏi khôn ngoan. Hãy tham khảo các ví dụ sau đây, bạn sẽ thấy điểm chung của chúng là, những câu hỏi được tạo ra một cách khéo léo nhằm mở rộng việc học hỏi của khách hàng và thu thập thông tin chi tiết trong các hành động.
Câu hỏi dạng 5W1H:
- What: Mục tiêu của bạn là gì?
- When: Khi nào thì nó là vấn đề với bạn? Khi nào không?
- Where: Bạn muốn đạt mục tiêu này khi nào?
- Who: Bạn muốn đạt mục tiêu này với ai?
- Why: Tại sao việc đạt mục tiêu lại quan trọng với bạn?
- How: Làm thế nào nó lại là vấn đề với bạn?
Câu hỏi dạng Yes/No (Có/Không): Bạn có đang cân nhắc tìm một người Coach?
Tôi chỉ có thể khẳng định với bạn, sự xuất sắc của người coach, tham vấn hay trị liệu phụ thuộc vào chất lượng câu hỏi, nếu bạn hỏi câu hỏi càng xuất sắc thì bạn càng nhận được câu trả lời xuất sắc tương tự. Hãy học tập những người coach xuất sắc hay những nhà lãnh đạo xuất sắc để khám phá ra ngôn ngữ đặt câu hỏi của họ.
“Những người thành công đặt những câu hỏi tốt hon và kết quả là họ có những câu trả lời tốt hơn” – Anthony Robbins.
3. Tạo ra sự rõ ràng:
Bao gồm các kỹ năng của:
- lặp lại ý khách hàng với những từ ngữ khác;
- tổng kết – đôi khi khách hàng bị “sa lầy” trong câu chuyện và chi tiết của họ. Coach cần ngắn gọn lại những gì khách hàng nói, đây là một cách lịch sự để làm gián đoạn và cũng có thể cung cấp sự rõ ràng theo cùng một cách diễn đạt.
- Phản chiếu lại từ ngữ chính xác của khách hàng là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất trong huấn luyện. Nó khẳng định với khách hàng rằng họ đã được lắng nghe, rằng những gì họ nói có giá trị để nghe.
4. Mục tiêu và chiến lược:
Mục tiêu
- Mục tiêu thông minh – SMART: tôi đã từng chia sẻ về mục tiêu rất chi tiết, bạn tham khảo tại đây: Sức mạnh của những mục tiêu.
- Mọi người thường nhận ra rằng một khi họ biết mình muốn gì (và đó là lý do họ cần một coach) thì sẽ có những “sự trùng hợp ngẫu nhiên” xảy ra và làm cho họ tiến gần hơn với mục tiêu của mình.
Chiến lược:
- Một trong phần mà coach có thể tạo ra sự giúp đỡ lớn nhất là trong việc lập chiến lược. Một người coach có hiệu quả, đảm bảo rằng tất cả các nền tảng cần thiết đã được áp dụng để đạt được mục tiêu, luôn luôn nhớ rằng khách hàng phải quyết định nền tảng đó sẽ bao gồm những gì. Các chiến lược hoạt động như một chiếc thang để đưa khách hàng đến các mục tiêu.
Hành động:
- Nếu các chiến lược là một bậc thang, thì hành động là các bước di chuyển trên nó. Thiết lập các hành động trong coaching khá khác với việc triển khai chúng trong cuộc sống bình thường. Các hành động trong thế giới thực thường được coi là công việc nhàm chán mà chúng ta thường có xu hướng bỏ qua chúng.
- Một Coach giỏi sẽ không yêu cầu khách hàng đưa ra hành động cho đến khi khách hàng đó đạt được mức độ hiểu biết mới. Một khi điều này đã đạt được, sự hiểu biết này hoạt động như một bàn đạp giúp khách hàng hành động; khi ấy sẽ rất khó để ngăn cản một ai đó thực hiện hành động vào thời điểm này.
- Công việc của coach bây giờ chỉ đơn giản là truyền cảm hứng cho khách hàng một cách phù hợp, đầy thách thức và hiệu quả, với thời hạn để triển khai chúng.
- Coach có thể mang lại cả cấu trúc và nguyên tắc học tập tự định hướng để phiên coaching có nhiều khả năng đạt được những kết quả tuyệt vời.
- Nhớ rằng có một cuộc hành trình cơ bản cho khách hàng: phát hiện ra nhận thức mới và những hiểu biết mới, và thay đổi thói quen sâu sắc. Vào cuối tất cả các phiên coaching, khách hàng sẽ đạt được mục tiêu của họ, kết quả giá trị nhất mà họ nhận được là sự hiểu biết mới và bản thân họ trên suốt con đường đến mục tiêu.
Đó là kiến thức về những kỹ năng, năng lực và phẩm chất mà một người hành nghề chuyên nghiệp cần có. Khi bạn đã “lĩnh hội” được những điều này, tôi tin rằng bạn sẽ tự tin và ngày càng hoàn thiện hơn trên con đường trở thành một người hành nghề xuất sắc.
Hẹn gặp bạn tại các bài viết tiếp theo.
Nếu bạn đang tìm một chương trình đào tạo uy tín, chuyên nghiệp, cấp chứng chỉ quốc tế, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay. Con đường nghề nghiệp đang chờ bạn phía trước.

Tài liệu tham khảo:
- Kiến thức Lập trình ngôn ngữ Tư duy.
- Tài liệu NLP & Coaching.
- EXCELLENCE IN COACHING THE INDUSTRY GUIDE
(Bài viết thuộc bản quyền của www.ngoduykha.com, vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép)