Coaching là gì? (tiếp theo)

Rate this post

Coaching là gì? (tiếp theo)

Trong bài vừa rồi, tôi có giới thiệu đôi nét về Coach và NLP Coach, đây được xem như hai “trường phái” mạnh nhất trong việc tạo ra kết quả và đặc biệt được sử dụng rộng khắp.

Và bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm những khía cạnh của Coach nói chung và các loại hình coach mà tôi đã tìm hiểu trong thời gian 02 năm hành nghề của mình:

Xem thêm:

Tôi sẽ nói ngắn gọn định nghĩa lại coaching cho quý độc giả dễ hiểu (hoặc bài viết đầy đủ về coaching tại link: Coach và NLP Coach)

  • Coaching là một nghề nghiệp Hiện đại mới.
  • Coaching được xem là một nghề phát triển nhanh nhất.

Bạn biết không, Coach được ra đời từ năm 1960 trong lĩnh vực thể thao và 20 năm sau đó đã được đưa vào doanh nghiệp, cuộc sống và trở thành một trong những ngành “hot” nhất trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20. Tốc độ phát triển vượt xa tất cả các ngành thương mai dịch vụ trên thế giới và mang về doanh số khổng lồ do tạo được kết quả. Hãy xem số liệu bên dưới tôi trích dẫn.

Thống kê GDP mang về từ dịch vụ Coach
Lợi nhuận mang về từ Ngành Coach

Tuy nhiên, ở Việt Nam, Coach vẫn chưa được thịnh hành và còn nhiều mơ hồ về nó. Chính vì lý do này, hôm nay tôi chia sẻ với quý bạn độc về những Lợi ích, Yếu tố cần có của một người Coach nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc “thời thượng” cũng như “xu hướng thịnh hành” trong tương lai, nếu bạn biết nắm bắt cơ hội.

Thông thường, tôi được “trả” rất hậu hĩnh bởi khách hàng của mình: 30 triệu/10 phiên coach 2 giờ hay 70 triệu cho 36 giờ… nếu bạn nỗ lực chắc chắn bạn cũng sẽ đạt được như vậy.

Tiếp theo, hãy xem một vài định nghĩa về coaching mà tôi thấy rất thú vị:

  • mở khóa tiềm năng của một người để tối đa hóa hiệu suất của họ. Nó giúp khách hàng tự học thay vì được dạy bảo” (Whitmore, 2009)”;
  • “là một quá trình hợp tác, tập trung vào giải pháp, định hướng kết quả và có hệ thống, trong đó coach tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hoạt động, kinh nghiệm cuộc sống, học tập tự định hướng và sự phát triển cá nhân của khách hàng” (Grant, 1999, Hiệp hội Huấn luyện, 2006)”;
  • “là một sự hợp tác chuyên nghiệp giữa một coach có trình độ và một cá nhân hoặc đội ngũ, nhằm hỗ trợ đạt được các kết quả xuất sắc, dựa trên các mục tiêu do cá nhân hay đội ngũ đặt ra (ICF, 2005)”;
  • “là nghệ thuật tạo điều kiện cho việc giải phóng tiềm năng con người để đạt được các mục tiêu quan trọng và ý nghĩa” (Rosinski, 2003)”.

Trọng tâm của huấn luyện nằm ở ý tưởng trao quyền cho mỗi cá nhân bằng cách tạo điều kiện cho việc học tập, tự định hướng, sự phát triển cá nhân và cải thiện hiệu quả công việc.

Lý thuyết thì nhiều thế, hãy tóm tắt lại trong hình sau:

Ảnh minh họa

Bạn thấy đầy đủ chứ?

Vâng, coach là thiên về đặt câu hỏi và xem khách hàng là chuyên gia, đây là sự khác biệt phần lớn mà nhiều người có thể không biết. Nó khác với những ngành nghề khác như thế nào.

Vậy thì lợi ích của Coaching là gì?

Đối với cá nhân:

  • tự nhận thức và tự phản ánh tốt hơn;
  • tăng hiệu suất cá nhân;
  • động cơ và cam kết cao hơn;
  • kỹ năng lãnh đạo tốt hơn;
  • phát triển cá nhân;
  • nâng cao chất lượng cuộc sống/cân bằng cuộc sống công việc;
  • rõ ràng về mục đích và ý nghĩa;
  • quản lý tốt hơn các quy trình thay đổi;
  • cải tiến giao tiếp và mối quan hệ;
  • thực hiện có hiệu quả kỹ năng có được;
  • hình thức phát triển cá nhân bền vững.
  • nâng cao hiệu quả/hiệu suất đội nhóm;
  • phát triển tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng hơn;
  • tinh thần đội ngũ được cải thiện và quản lý xung đột;
  • giao tiếp tốt hơn và các mối quan hệ;
  • tạo ra sự hiệp lực;
  • động lực cao hơn;
  • mở ra tiềm năng của nhóm.

Cấp độ tổ chức:

  • cải tiến hoạt động của tổ chức;
  • lợi nhuận/ROI/năng suất/doanh thu cao hơn;
  • động viên và duy trì động lực nhân viên tốt hơn;
  • giải quyết mâu thuẫn về giá trị và hành vi tổ chức;
  • linh hoạt hơn về khả năng tạo ra sự thay đổi;
  • giao tiếp hiệu quả hơn;
  • văn hoá tổ chức cởi mở và có năng suất;
  • thực hiện tổ chức học tập;
  • hình thức học tập và phát triển bền vững.

Cấp độ xã hội:

  • công ty thành công (với những lợi ích truyền thống liên quan đến xã hội);
  • mô hình vai trò tích cực cho các tổ chức khác;
  • xúc tiến hiệu suất cao hơn “sạch hơn”;
  • tác động tích cực, rộng hơn đến môi trường xã hội của nhân viên;
  • tính bền vững cao hơn và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).

Đến đây, bạn đã có cái nhìn bao quát về coaching, phần tiếp theo về kỹ năng, năng lực, phẩm chất tôi sẽ cập nhật sớm để các bạn tiện theo dõi và có kiến thức đúng nhất về con đường trở thành một Coach chuyên nghiệp.

Cám ơn bạn đã theo dõi.

(Bài viết thuộc bản quyền của www.ngoduykha.com, vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép)

Tài liệu tham khảo:

  • NLP Practitioner Certifcation Training
  • NLP Practitioner Manual
  • Liên đoàn Coaching Quốc tế – ICF

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quà tặng Miễn Phí -spot_img

BÀI VIẾT MỚI NHẤT