Phát triển Đội nhóm, Kinh doanh và Coaching bằng DISC
- Phần 1: DISC trong phát triển Đội nhóm, Kinh doanh và Coaching.
- Phần 2: Áp dụng DISC vào Giao tiếp, Huấn luyện đội nhóm và Lãnh đạo.
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao khi mình giao tiếp với người khác, thời gian đầu nói chuyện vui vẻ nhưng lâu dần lại xảy ra những xung đột, mâu thuẫn hay tại sao bạn có thể dễ dàng trò chuyện vui vẻ với người này nhưng lại khó khăn trong giao tiếp với người khác hay không?
Bạn đã biết về NLP và Coaching, muốn tìm hiểu thêm công cụ để khám phá thêm tính cách của con người và giải thích vì sao khi tiếp cận khách hàng thì lại có nhiều cách phản ứng khác nhau tự họ, bạn muốn biết đâu là tập mẫu chung?
Để hiểu rõ hơn rằng tại sao con người chúng ta lại có những hành vi như vậy, bài viết này sẽ bật mí với các bạn về DISC. Một công cụ tuyệt vời để nhận diện người khác và từ đây bạn có thể xây dựng mối quan hệ, xây dựng đội nhóm, bán hàng, coaching cho mọi đối tượng và phát triển công việc kinh doanh của mình thành công. DISC là công cụ giúp bạn nhận diện được người khác thông qua các nhóm hành vi, tính cách của họ.
Bởi vì mỗi con người chúng ta sẽ có một khuôn mẫu hành vi khác nhau và từ đó được hình thành hai thái cực về cách thức thể hiện ra ngoài, người ta gọi là Phong cách hành vi. Phong cách hành vi gồm bốn hướng với hai chiều đối lập nhau:
- Chiều hướng hàng ngang: Thẳng thắn và Không thẳng thắn. Trong phong cách hành vi của con người, có người rất thích đối diện với khó khăn, thách thức, luôn thích sự rõ ràng và nhìn thẳng vào vấn đề, tuy nhiên có những người vì cả nể, vì muốn hài lòng người khác, xem mối quan hệ quan trọng hơn tính hiệu quả của công việc nên được xem là phong cách hành vi không thẳng thắn.
- Chiều hướng hàng dọc: Thận trọng và Cởi mở. Người thận trọng có xu hướng làm mọi việc với mức độ kiểm soát cao, mong muốn mọi vấn đề xảy ra trong chừng mực cho phép và xử lý mọi rủi ro xảy ra. Người cởi mở tập trung vào sự kết nối, con người và cảm xúc của họ.

Từ hai chiều hướng trên hình thành 04 nhóm tính cách gọi là Nhóm D, Nhóm I, Nhóm S và Nhóm C. Khi bạn nắm rõ được DISC bạn có thể ứng xử, giao tiếp với người khác theo cách mà họ mong muốn. Khi bạn biết được điều này rồi, bạn hoàn toàn có thể xây dựng đội nhóm, lãnh đạo, động viên, khuyến khích đội nhóm của mình và đặc biệt hơn nữa là bạn có thể bán hàng cho những nhóm khách hàng khác nhau một cách dễ dàng và huấn luyện đội nhóm bán hàng nhanh chóng để gia tăng doanh số.
DISC chính là chìa khóa trong cuộc sống, giúp chúng ta “Biết người biết ta – Trăm trận trăm thắng”. Chúc các bạn thành công!
Phần 1: Tổng quan về DISC và nhận diện DISC là gì?
Lý thuyết D.I.S.C đã bắt đầu được phát triển từ năm 1928, khi tiến sĩ William Moulton Marston mô tả về lý thuyết này trong cuốn “Emotions of Normal People” (tạm dịch: Cảm xúc người thường).
Các cách phân loại tính cách theo DISC mà các đánh giá hiện nay áp dụng đều xuất phát từ nghiên cứu của tiến sĩ Marston.
Theo lý thuyết D.I.S.C của Marston, hành vi của con người có thể được phân thành 04 kiểu:
- Dominance (D) – “Thống trị”: những người thuộc nhóm này thường quyết đoán, mạnh mẽ, tự tin, nhanh nhẹn, năng nổ, tập trung, cạnh tranh, hướng đến kết quả.
- Influence (I) – “Ảnh hưởng”: nhóm I bao gồm những cá nhân hòa đồng, thích xã giao, cởi mở, nhiệt tình, có khả năng thuyết phục.
- Steadiness (S) – “Kiên định”: người thuộc kiểu S có tính cách ổn định, điềm tĩnh, hòa nhã, biết lắng nghe, tận tâm và thận trọng.
- Compliance (C) – “Tuân thủ”: ở nhóm C là những người có trách nhiệm, rõ ràng, logic, có kỷ luật, chính xác và nghiêm túc. Mỗi cá nhân đều có một kiểu tính cách chính và đa số các hành vi của họ thường là kết quả từ sự kết hợp của ít nhất 2 kiểu tính cách nói trên.
Tuy là người đưa ra học thuyết D.I.S.C, Marston chưa bao giờ phát triển một công cụ đánh giá nào dựa trên lý thuyết này. Mãi đến những năm 1950, Walter Clark mới bắt đầu xây dựng một công cụ đánh giá lấy lý thuyết D.I.S.C làm cơ sở. Công cụ này có tên “Activity Vector Analysis”.
Kể từ khi công cụ “Activity Vector Analysis” ra đời và đặc biệt là vào đầu những năm 70, các công cụ đánh giá & phân loại tích theo lý thuyết D.I.S.C ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Hầu hết các công cụ này đều có chung nguồn gốc và có hình thức tương tự nhau.
Người làm bài đánh giá sẽ hoàn thành một bảng câu hỏi bao gồm từ 10 câu với phiên bản miễn phí và từ 24 đến 28 câu với phiên bản trả phí mở rộng. Mỗi câu hỏi bao gồm 4 tính từ được trích ra từ nghiên cứu ban đầu của Marston.
Ở mỗi câu hỏi, người làm bài được yêu cầu phải chọn ra một tính từ mà họ thấy mô tả đúng nhất bản thân họ và một tính từ mà theo họ là ít giống bản thân họ nhất. Kết quả D.I.S.C thông thường sẽ được trình bày dưới dạng biểu đồ.

Diễn giải chi tiết về 04 nhóm người:
Người nhóm D: Là nhóm người có xu hướng thống trị với các đặc điểm như mạnh mẽ, có khả năng quyết đoán, khởi sự, kiên quyết, cạnh tranh, thẳng tính, gây áp lực.
Kiểu tính cách Lãnh đạo có xu hướng quyết đoán hơn và ít biểu lộ cảm xúc hơn.
Họ thích sự thách thức nhưng họ lại không thích sự chi tiết và rườm rà, sự lặp đi lặp lại.
Họ là người nóng tính, làm việc theo quy tắc và quy định, họ ít chia sẻ với những người xung quanh Người nhóm D thường có xu hướng tay úp hoặc chém tay, chỉ tay, tầm nhìn của mắt xa, nhìn thẳng hoặc hướng lên trên, họ là những người có dáng đi mạnh mẽ, dứt khoát và tập thể thao.
Trong giao tiếp thì họ nói với cường độ nhanh vừa, ngắn gọn, nói lý do trước và không lan man.
Người nhóm I: Là nhóm người quan tâm đến vẻ bề ngoài, thân thiện với mọi người, nói nhiều, có nhiều mối quan hệ xã hội, … Kiểu tính cách Nhiệt tình có xu hướng quyết đoán hơn và biểu lộ cảm xúc nhiều hơn.
Người nhóm I khi nói chuyện tay của họ thường có xu hướng mở, hướng ra ngoài, họ hay cười to và mắt cười. Họ nói nhanh, giọng nói ấm áp, biểu cảm, họ là người chú ý đến vẻ bề ngoài, thích màu mè.
Người nhóm S: Là nhóm người có xu hướng muốn giúp đỡ người khác, thích ổn định với các đặc điểm như thận trọng, hòa nhã, tốt bụng, bền bỉ, kiên nhẫn, tự kiểm soát, kiên định, nhất quán.
Kiểu tính cách Kiên định có xu hướng ít quyết đoán hơn và biểu lộ cảm xúc nhiều hơn. Người nhóm S khi nói chuyện họ thường đan 2 tay vào nhau, nắm tay và rụt rè, cười nhỏ, họ nói chậm, ậm ừ, suy nghĩ trước khi nói
Người nhóm C: Là nhóm người có xu hướng thích sự hoàn hảo, chuẩn mực, không thích phiền hà với các đặc điểm như cẩn thận, tuân thủ mệnh lệnh, hệ thống, tỉ mỉ, chính xác, logic. Kiểu tính cách Phân tích có xu hướng ít quyết đoán hơn và phản ứng ít hơn, ít biểu lộ cảm xúc hơn. Người nhóm C nói chậm rãi hơn nhưng họ suy nghĩ nhanh và sử dụng con số, có kế hoạch nhưng họ ít chia sẻ cá nhân, họ thận trọng và kỹ tính vì vậy khi nói chuyện với họ cần phải có dẫn chứng cụ thể và cho họ thời gian để họ suy nghĩ, lắng nghe họ nhiều hơn.
Khi đọc đến những dòng này, chắc chắn bạn đang tự hỏi vậy làm thế nào biết được mình là người nhóm tính cách nào, đâu là công cụ để đo lường điều đó, phải không?
Như đã trình bày ở trên, hiện có rất nhiều công cụ bạn có thể tìm được từ internet, trả phí đến có phí. Ở đây, tôi sẽ giúp bạn bằng một thang đo cơ bản, lưu ý rằng, bài kiểm tra này chỉ mang tính chất tham khảo, trường hợp bạn muốn nghiên cứu và tìm hiểu thêm, tôi đề xuất bạn nên thực hiện những công cụ trả phí.
Bảng bên dưới bao gồm 10 câu hỏi với 04 đáp án cho mỗi loại, bạn hãy khoanh tròn vào những tính từ mà thấy phù hợp nhất với mình (không phân biệt dòng hay hàng). Sau khi khoanh tròn tất cả những tính từ giống với tính cách của mình, hãy đếm tổng số khoanh tròn theo cột hàng dọc, cột nào có số điểm cao nhất thể hiện khuynh hướng trội về tính cách của bạn, tương ứng D, I, S hay C.

Chúc mừng bạn, cơ bạn bạn đã có thể biết mình và đôi nhóm, khách hàng của mình thuộc tính cách nào, đâu là cột có điểm số cao nhất, cao thứ hai và cột có điểm số thấp nhất.
Khi đã có kết quả, bạn có thể đọc thêm tiếp theo để hiểu về kết quả của bài kiểm tra này. Nào chúng ta bắt đầu!
12 mẫu phong cách hành vi điển hình.
Mỗi người đều tồn tại cả 4 tính cách DISC, từng hành vi trong bốn hành vi DISC cơ bản tương tác với nhau tạo ra mười hai hành vi tích hợp . Tuy nhiên nhóm nào nổi trội hơn sẽ được bộc lộ rất rõ hơn qua các hành động thường ngày, cử chỉ, lời nói, cách phản ứng đối với sự việc liên quan. Từ đó nhận ra bản thân mình thuộc nhóm nào, có điểm mạnh điểm yếu gì để đó hoàn thiện bản thân.
Nhóm 1 (Phong cách DC): Họ muốn hiểu tất cả các sự lựa chọn và đảm bảo rằng phương pháp tốt nhất có thể sử dụng.
Kết quả là, họ có thể rất chất vấn và hoài nghi về ý tưởng của người khác, Bạn không phải là chất vấn như họ đang có, vì vậy bạn có thể gặp khó khăn liên quan đến cách tiếp cận đầy thách thức.
Ngoài ra, vì vậy họ thường rất thẳng thắn và đơn giản. Khi họ đang tập trung, họ có thể bỏ qua những cảm xúc của người khác.
Bạn có thể khó khăn liên quan trong những việc bạn cho quá nhiều kết quả. Bởi vì họ muốn kiêm soát chất lượng của công việc của họ, họ thích làm việc độc lập, và họ có thể tập trung vào tách cảm xúc từ thực tế.
Vì bạn cũng muốn duy trì tiêu chuẩn cao, có thể bạn có thể liên quan đến mục tiêu phương pháp phân tích của họ
Nhóm 2 (Phong cách DS):
Hành vi muốn có kết quả tức thì, điều này phụ thuộc vào mức độ kiên nhẫn, nhóm hành vi này mong muốn thể hiện hành động càng nhiều để đạt được kết quả và mục tiêu ngay tức thì. Ngoài ra trong một số các trường hợp họ cũng có thể hiện sự ít gấp gáp và xem xét cẩn thận khi quyết định hành động.
Nhóm 3 (Phong cách DI):
Họ thích sự mạo hiểm và táo bạo, bởi vì họ trở nên buồn chán một cách dễ dàng, vì vậy những cá nhân thường tìm ra các giải pháp độc đáo và cho họ vị trí lãnh đạo. Muốn duy trì một tốc độ nhanh chóng, bạn có thể có thể quan hệ tốt với cách tiếp cận năng lượng cao của họ để làm việc. Họ thường làm việc để đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng. Họ cũng có thể sử dụng sự thẳng thắn để thuyết phục người khác giúp họ thành công. Vì vậy họ rất thú vị bởi vì năng lượng cao của họ. Họ có thể sử dụng phấn khích của mình để truyền cảm hứng cho người khác và để tạo ra một môi trường sống động nhằm xây dựng các mối quan hệ và kết nối với những người khác.
Nhóm 4 (Phong cách ID):
Họ có xu hướng tập trung vào huớng tới mục tiêu của mình một cách nhanh chóng, Họ muốn duy trì bình an nhanh, và họ có thể quyết định việc thoải mái một cách nhanh chóng, bởi vì bạn chia sẻ thong với tốc độ hoạt động của họ, bạn có thể tham cùng họ làm việc để tạo ra động lực.
Họ là người có năng lượng cao, người thích nói chuyện những người khác xung quanh. Hầu hết, họ duy trì một thái độ lạc quan và mang lại một sự lạc quan vào trong công việc của họ. Hầu hết họ thường chú trọng tìm kiếm, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cá nhân, đôi khi càng thể hiện tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn và tập trung để đạt kết quả tức khắc và ít nỗ lực xây dựng các mối quan hệ cá nhân.
Nhóm 5 (Phong cách IC): Họ là những người hướng ngoại, nhu cầu của họ bị tác động bởi về tốc độ chính xác, tỉ mỉ. Mức độ hướng ngoại và mong muốn kết nối với người khác, điều này phụ thuộc vào cấu trúc, chi tiết, các bằng chứng chính xác để hành động.
Hành vi của họ đôi khi tự tin thái quá, ứng biến và hành động bộc phát. Đôi khi họ thể hiện sự cẩn trọng và chu đáo, điều này phụ thuộc vào độ chắc chắn, dữ liệu đáng tin cậy và những hành động thành công trong quá khứ
Nhóm 6 (Phong cách IS): Họ thích hợp tác với những người khác càng nhiều càng tốt, bởi vì họ thường dành nhiều thời gian và công sức trong nhóm do đó bạn hãy chia sẻ mong muốn của họ để làm việc vơi những người khác.
Họ có khả năng mang lại một thái độ tích cực trong công việc và các mối quan hệ của họ. Họ nhẹ nhàng và đáng khích kệ, và họ thường lan tỏa lạc quan của họ với người khác. Họ có xu hướng là những người linh hoạt những người muốn những gì tốt nhất cho nhóm. Khi người khác gặp khó khăn, họ có xu hướng thể hiện quan tâm và cung cấp hỗ trợ không đắn đo.
Nhóm 7 (Phong cách SI): Họ thường tham khảo người khác trong việc đưa ra các quyết định của mình, họ cố gắng để xây dựng tinh thần đồng đội và ít quan tâm đến thành tích cá nhân, Do đó bạn chia sẻ thông qua xu hướng của họ để làm việc cùng nhau, bạn có thể đánh giá cao mong muốn của họ trong một đội ngũ. Họ có xu hướng đặt tầm quan trọng và nhu cầu của người khác, bởi vì họ có một bản chất dễ dãi, họ thường sẵn sang dành sự quan tâm đến cảm xúc của mọi người.
Họ là người khá vui vẻ, họ có xu hướng nhìn tích cực trong hầu hết các tình huống, và họ khuyến khích ý tưởng của mọi người xung quanh.
Nhóm 8 (Phong cách SD): Họ thường hoạt động trong môi trường ổn định và mức độ kiên nhẫn của cá nhân này bị tác động bởi nhu cầu tạo ra kết quả. Hành vi của họ phản ánh sự mong muốn hòa đồng, thích nghi và cần hỗ trợ các ý tưởng và giải pháp thay thế. Nhưng đôi khi họ có sự khó khăn trong việc đưa ra quyết định, mong muốn phải có kết quả tức thì và khó khăn hoàn thành các mục tiêu được giao.
Nhóm 9 (Phong cách SC): Họ có xu hướng thận trọng, họ có thể thích làm việc trong một môi trường có thể dự đoán rằng các thủ tục và chính sách đi ngược lại với mong muốn của đội nhóm. Họ có xu hướng được tiếp nhận và sẵn sang để mất nhu cầu sở thích riêng của họ khi cần thiết. Họ rất khiên nhẫn và chia sẻ sẵn sang giúp đỡ người khác.
Họ có xu hướng làm việc có hệ thống tổ chức và hiệu quả các giải pháp chất lượng. Bạn có quan hệ tốt với sự quan tâm của họ trong việc chú trọng hỗ trợ đội nhóm, không có sai sót trong tổ chức công việc.
Nhóm 10 (Phong cách CS): Họ thích thứ tự, chính xác chuẩn mực và lập kế hoạch được chuẩn bị tốt, họ có xu hướng tránh rủi ro hoặc làm thay đổi nhanh chóng, thích mạo hiểm hơn là họ đang đang có.
Họ để dành nhiều thời gian tinh chỉnh ý tưởng của họ trước khi đi chuyển về phía trước, họ dựa vào dữ liệu trước khu đưa ra quyết định và có xu hướng tiếp cận khách quan, bởi vì bạn chia sẻ xu hướng của họ đến những kết quả chính xác giá trị, do đó bạn có thể đánh giá cẩn thận, phương pháp tiếp cận của họ.
Họ giúp đỡ người khác khi chuyên môn của họ có sẵn, cũng có xu hướng điềm tĩnh và kiên nhẫn với những tình huống khó khăn, bởi vì bạn chia sẻ cách tiếp cận mang ơn họ, cả hai bạn có thể có thể không khẳng định nhu cầu riêng để tránh xa xung đột.
Nhóm 11 (Phong cách CI): Hành vi về sự chính xác, chuẩn mực và tuân thủ quy trình bị ảnh hưởng bởi sự mong muốn kết nối và tướng tác với xã hội. Hành vi họ phụ thuộc vào cấu trúc, logic, dữ liệu, các thủ tục đôi khi họ cũng thể hiện phong cách giao tiếp thân thiện, lôi cuốn và hòa đồng nhiều hơn và ít chú trọng hơn vào nghi thức.
Nhóm 12 (Phong cách CD): Họ là người hoài nghi và quyết tâm. Họ sẽ không chấp nhận những ý tưởng mà không tuân theo các thủ tục, chính sách đã được thiết lập từ trước, và họ thích phát hiện ra các vấn đề có thể ảnh hưởng kết quả.
Bạn có xu hướng dễ chấp nhận, vì vậy bạn có thể thấy sự khó khăn khi tiếp cận vấn đề của họ. Họ tập trung suy nghĩ một cách logic để tạo ra các giải pháp tốt nhất. Ít dựa vào cảm xúc để quyết định hợp lý, nếu bạn chia sẻ cách tiếp cận phân tích của mình, thì bạn có thể tiếp cận dễ dàng để tạo ra mối quan hệ dựa trên mục tiêu và logic.
Họ có xu hướng xác định rõ rang để cung cấp kết quả chất lượng hiệu quả. Họ cũng sẵn sàng chịu khách nhiệm về dự án khi cần thiết, và họ thường kiểm soát mọi việc trong công việc của họ. Với quyết tâm của họ để có được kết quả, họ có thể có vẻ cứng đầu hay thiếu kiên nhẫn ở những lần sau.
Chúc mừng bạn đã đọc đến đây, tôi tin chắc rằng bạn đã có một sự hiểu biết rõ rệt về 04 ký tự tưởng như dễ hiểu này nhưng lại có thể giúp chúng ta hiểu về một con người. Hãy lưu ý rằng, phân loại theo DISC không có nghĩa rằng tính cách con người là không thay đổi và dùng là một cái khung duy nhất để áp đặt con người, hiểu về DISC là để chúng ta có cách tiếp cận với họ, tính cách con người là một chuỗi đan xen các cấu tố phức tạp và nhiều thành phần.
Bài viết nhằm hướng đến việc tiếp cận người khác và bản thân theo chiều hướng hiểu biết về tính cách và định hình phong cách hành vi để tiếp cận họ.
Hẹn gặp bạn trong kỳ 02, Áp dụng DISC vào Giao tiếp, Huấn luyện đội nhóm và Lãnh đạo.
Tổng hợp: Ngô Duy Kha
(Bài viết thuộc bản quyền của www.ngoduykha.com, vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép)