Bạn biết gì về Tư duy con người và Liệu pháp M-NLP?
Bài viết này được tôi nghiên cứu và phác thảo trong bối cảnh đang là một Nhà thực hành, Nhà đào tạo NLP. Đứng từ góc độ NLP tham khảo và nghiên cứu các Liệu pháp vào Coaching, không nhằm mục đích trình bày một cách chi tiết và hướng dẫn người khác làm theo dưới góc độ học thuật Tham vấn và Trị liệu Tâm lý, lưu ý trước khi đọc!
Trên thế giới ngày nay có một cách tiếp cận mới liên quan đến Tâm trí, Tư duy của con người với tên gọi Lập trình Ngôn ngữ Tư duy Chánh niệm (Mindfulness Neuro Linguistic Programming), đó là sự kết hợp giữa Liệu pháp Hành vi (Cognitive Behavioural Therapy – CBT) và Lập trình Ngôn ngữ Tư duy (NLP) giúp chữa lành các loại nhận thức lệch lạc và rối loạn tâm thần, theo tiến sĩ Vihan Sanyal.

Chất lượng suy nghĩ của bạn quyết định sự bởi thứ gọi là sự “sự lành mạnh của tinh thần” (mental wellbeing) của bạn. Bài viết này giúp bạn quan sát cách thức hoạt động của tâm trí chúng ta, các lỗi thường gặp trong suy nghĩ của nhiều người và vai trò của tâm lý trị liệu trong việc cải thiện sự “sự lành mạnh của tinh thần”.
Các thành phần chính của Tâm trí:
Theo thuyết Phân tâm của Sigmund Freud – một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo, được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học, đồng thời là nền tảng quan trọng cấu tạo nên NLP, chia tâm trí con người thành ba phần chính:
- Tâm trí Ý thức (hay gọi tắt là Ý thức): là phần tâm trí liên quan đến suy nghĩ, lời nói, hình ảnh và thông qua sự chuyển động. Nó ở cập độ bề mặt và hiện diện trong hiện tại, chỉ chiếm 10% toàn bộ tâm trí của con người.
- Tâm trí Tiềm thức (hay gọi tắt là Tiềm thức): là phần ở mức độ sau hơn của tâm trí con người và chủ yếu lưu trữ những ký ức xảy ra trong thời gian gần đây.
- Tâm trí Vô thức (hay gọi tắt và Vô thức): là nơi lưu trữ tất cả các ký ức và kinh nghiệm trong quá khứ của con người. Chúng cũng bao gồm những trải nghiệm bị kìm nén và bị lãng quên. Toàn bộ hệ thống niềm tin của chúng ta được hình thành từ một vòng đời ký ức và trải nghiệm. Chúng ảnh hưởng đến hành động và hành vi của chúng ta mỗi ngày.

Tâm trí cũng giống như một hệ điều hành (trong đó cơ thể con người tương tự phần cứng máy vi tính), nó ảnh hưởng và tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống, kể cả cơ thể của chúng ta. Tâm trí vô thức có tầm quan trọng to lớn đối với công việc, nơi chứa đựng các giải pháp, câu trả lời cho mọi vấn đề trong cuộc sống.
Kỹ năng Nhận thức và Lỗi Tư duy:
Kỹ năng Nhận thức (Cognitive Skills) là các kỹ năng mà não bộ của con người sử dụng để ghi nhớ mọi thứ. Nó cũng cho phép chúng ta suy nghĩ, học hỏi những điều mới, tập trung và thu thập thông tin.
Lỗi Tư duy (Thinking errors), còn được gọi là những thành kiến về mặt nhận thức hoặc nhận thức lệch lạc, là những suy nghĩ không hợp lý so với tự nhiên. Những suy nghĩ lệch lạc không những gây ra rối loạn tâm thần như trầm cảm mà còn biểu hiện của các chứng trầm cảm lâm sàng thay đổi cơ chế hóa học của não bộ.
Suy nghĩ tiêu cực (Negative thinking) là một sản phẩm sinh học của các lệch lạc nhận thức. Thực thế của con người và nhận thức của họ bị che mờ bởi các suy nghĩ tiêu cực, điều này thường dẫn đến các rối loạn tâm thần và triệu chứng của bệnh trầm cảm ngày nay.
Các lỗi thường gặp trong tư duy:
- Tư duy Lưỡng phân: còn có tên gọi khác là Tư duy Trắc-hoặc-Đen, điều này xảy ra ở những người có suy nghĩ thái quá. Họ không thừa nhận cái ở giữa Trắng-và-Đen, đối với họ chỉ có Đúng hoặc Sai, Nên hoặc Không nên, Làm hoặc Không làm, nếu Không là bạn thì là Kẻ thù, Tất cả hoặc Không là gì cả… Ví dụ, một người trong tình yêu nghĩ rằng nếu họ không thể kết hôn với người mình đang yêu thì cuộc sống không còn đáng sống nữa.
- Luôn nghĩ về thảm họa: Luôn suy nghĩ về kết quả tồi tệ nhất có thể, và nghĩ về những điều tệ hại nhất sẽ xảy đến trong tương lai như những điều bất hạnh. Ví dụ, một người chuẩn bị phỏng vấn xin việc cho rằng cuộc phỏng vấn có thể là một điều kinh khủng và điều đó khiến cho họ không có bất kỳ công việc nào và họ không có khả năng nhận được việc làm cho mình.
- Lý luận cảm xúc: Đây là khi suy nghĩ của bạn được thúc đẩy bởi cảm xúc. Chẳng hạn, suy nghĩ nghi ngờ, nếu việc vợ hoặc chồng của bạn về nhà muộn nhiều lần trong tuần có thể khiến bạn nghi ngờ rằng người đó đang ngoại tình (trong khi thực tế có thể do áp lực công việc hay công việc sắp đến ngày hoàn tất deadline) thì đó là một dấu hiệu của việc Lý luận thuộc về cảm xúc.
- Nên và Phải: Điều này xảy ra ở nhiều người thường xuyên (nếu không muốn nói là luôn luôn) thiết lập tiêu chuẩn cho kết của của những việc mình là cho bản thân và người khác xung quanh (mà không kiểm tra sự thật). Ví dụ, một người tin rằng anh ấy NÊN (PHẢI) đến nhà thờ mỗi ngày, nên cần xin tha thứ cho những hành động của mình gây ra.
- Tối thiểu hóa và Tối đa hóa: Xảy ra ở người nghĩ rằng mọi lỗi lầm xảy ra trong cuộc sống là một điều to tát và khi đạt được kết quả tích cực họ lại nghĩ rằng điều mình đạt không đủ lớn hoặc đủ tốt.
- Tiên đoán tương lai: Một người có xu hướng dự đoán một kết quả tiêu cực của những tình huống. Ví dụ, nếu người yêu, vợ/chồng không gọi cho họ vào những thời gian cụ thể trong ngày hoặc tuần, người có kiểu suy nghĩ này có khả năng kết luận rằng họ không còn yêu mình nữa và đang mất hứng tình cảm với họ chỉ vì lý do rằng người kia không thường xuyên gọi họ vào những thời gian cụ thể trong ngày.
Hầu hết các trường hợp nêu trên là dấu hiệu của sự mâu thuẩn về nhận thức. Các lỗi trong tư duy là do chính các rối loạn mối quan hệ gây ra. Đại thi hào Shakespeare có nói “Không có gì là tốt hay xấu, nhưng suy nghĩ là nó như vậy“.
Cách điều trị:
Dạng trị liệu tâm lý phổ biến nhất được sử dụng để điều trị lệch lạc về mặt nhận thức được biết là Trị liệu Nhận thức Hành vi (Cognitive Behavioural Therapy – CBT), nó có nguồn gốc từ các trường phái Nhận thức và hành vi của Tâm lý học.
CBT là khoa học với những phương pháp luận, xem xét giải quyết các vấn đề dựa trên suy nghĩ của cá nhân và các hành động của con người trong các tình huống khác nhau. Sau đó xem xét đo lường những thay đổi có thể trong suy nghĩ và hành vi trong quá trình trị liệu.
Khách hàng (hay Thân chủ) và Nhà trị liệu so sánh sự tiến bộ trong liệu pháp hướng tới mục tiêu mong muốn qua các phép đo lường. Loại khách hàng này được giao cho các bài tập để hoàn thành trước phiên gặp mặt tiếp theo và nhà trị liệu làm việc với các kết quả sau khi hoàn thành trong suốt quá trình điều trị. Khách hàng đóng vai trò tích cực trong suốt quá trình làm việc.
CBT cũng được sử dụng để điều trị một loạt các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần, rối loạn tâm trạng hay rối loạn ăn uống. Nó cũng có thể hữu ích trong điều trị các trường hợp nghiên và ngăn ngừa bệnh tâm thần.
Việc kết hợp của CBT và NLP làm việc nhiều với Tâm trí con người, đi sâu vào Tiềm thức và Vô thức để giải quyết những nan đề nền tảng của CBT. Ngày nay, điều trị cho khách hàng bằng công cụ tốt nhất có thể là điều quan trọng đối với một nhà trị liệu, một chuyên gia có kỹ năng sẽ biết khi nào nên sử dụng công cụ nào để giảm bớt sự khó chịu của khách hàng.

Tác giả là một Nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng từ Mumbai.
Biên dịch: Ngô Duy Kha
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép.