Thuật ngữ NLP Tiếng Việt – NLP Glossary A-Z

Rate this post

Thuật ngữ NLP Tiếng Việt – NLP Glossary A-Z

Đối với những người mới vào nghề (newbie) thì Thuật ngữ được dùng trong nghề có thể gây ra sự lúng túng. NLP cũng vậy, vì nó là một ngành mang tính khoa học, nên người học cả cũ lẫn mới có thể thắc mắc và tự hỏi những thuật ngữ tiếng anh có nghĩa là gì, và dịch từ tiếng anh sang tiếng việt sẽ trông như thế nào.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn những thuật ngữ chuyên ngành của NLP được chính bản thân tôi trải nghiệm và chuyển hóa để Quý bạn đọc và Học viên có nhu cầu có thể tra khảo và tiếp trục hành trình học tập.

Thuật ngữ NLP

Thuật ngữ NLP Tiếng Việt từ A đến E.

Thuật ngữTạm dịchDiễn giải
Accessing CuesCác gợi ý truy cậpLà những dấu hiệu bên ngoài cung cấp thông tin cho chúng ta (hoặc Coach) thông tin về những gì mà chúng ta (hoặc khách hàng của mình) đang cảm nhận bên trong. Các dấu hiệu bao gồm: hơi thở, cử chỉ, tư thế và mô hình mắt.
‘As-If’’ FrameKhung “Như thể”Đây là một trong những khung ngôn ngữ của NLP, giúp bản thân (hoặc khách hàng) vượt qua giới hạn và truy cập nguồn lực bản thân, gia tăng năng lực. VD: Khi khách hàng nói “Tôi không thể!”, Coach: “Giả sử như bạn có thể thì chuyện gì xảy ra?”
AnchoringNeoĐây là một công cụ mạnh mẽ của NLP. Định nghĩa rằng, khi sự kiện kích thích bên ngoài và phản ứng bên trong sẽ tạo ra sự liên kết về mặt thần kinh và tạo ra một Neo. Giúp lưu giữ các trạng thái tích cực để sử dụng trong tương lai: hạnh phúc, vui vẻ, bình an…
AssociatedHòa nhậpHòa nhập tức là quan sát từ con mắt của mình, bằng cơ thể của mình khi trải nghiệm lại một sự kiện trong quá khứ.
AuditoryThính giácMột trong năm giác quan của con người.
BacktrackHồi luiLà kỹ thuật trong ngôn ngữ, dùng để quay lại và tóm tắt hoặc xem lại những gì đã được thảo luận trước đó, ví dụ như trong một cuộc thảo luận. “Nếu tôi không nhầm, thì ý của bạn là…”
BehaviorHành viNhững hoạt động có thể kiểm tra bên ngoài mà chúng ta thực hiện.
BeliefsNiềm tinMột thành phần rất quan trọng của tâm trí tiềm thức. Nó là các danh từ hóa chúng ta đưa ra về thế giới và ý kiến của chúng ta về nó.
CalibrationQuán sátQuán sát (hay quan sát có điều chỉnh) đề cập đến việc so sánh sự khác biệt giữa hai gợi ý/biểu hiện phi ngôn từ từ người nói mà không thể hiện qua lời nói. Nó cho phép chúng ta phân biệt được trạng thái của người khác thông qua những tín hiệu phi ngôn từ.
ChunkingKỹ thuật “đi thông tin”Là tiến trình đi từ những thông tin tổng quát, trừ tượng (thường là những bức tranh lớn), đến những thông tin chi tiết và cụ thể hơn
Complex EquivalenceCâu tương đương phứcMột câu nói mơ hồ, làm ý thức người nghe không phân tích đánh giá và người nghe chấp nhận ở cấp độ tiềm thức. Sử dụng khi hai câu được coi là có ý nghĩa tương tự. Ví dụ: “Cô ấy không nhìn tôi, và điều đó có nghĩa là cô ấy không thích tôi”.
CongruenceSự nhất quánKhi hành vi (bên ngoài) phù hợp với những từ ngữ mà người nói biểu đạt.
ConsciousÝ thứcĐiều mà chúng ta nhận thức được
Contrastive AnalysisPhân tích đối chiếuĐây là một quy trình của Tiểu Mô thức, phân tích hai danh sách Tiểu Mô thức để khám phá các Tiểu Mô thức dẫn. Ví dụ: Điều gì là cho Kem (món ăn khách hàng rất thích) và Sữa chua (món ăn khách hàng không thích) dựa trên sự phân biệt Tiểu Mô thức.
Content ReframeĐổi khung Nội dung(Còn gọi là Đổi khung ý nghĩa) Cung cấp một ý nghĩa khác cho một tuyên bố bằng cách khôi phục nhiều nội dung, điều này sẽ thay đổi sự chú ý và làm ý nghĩa của phát biểu khác đi. Bạn có thể tự hỏi mình “Điều này có gì khác?” hoặc “Điều gì bạn đã không chú ý đến?”
Context ReframingĐổi khung Bối cảnhMang lại một ý nghĩa cho một tuyên bố bằng cách thay đổi bối cảnh. Bạn có thể tự hỏi mình: “Trong bối cảnh nào mà hành vi này sẽ thích hợp hơn?”
CriteriaTiêu chuẩnTừ ngữ trong NLP ý chỉ Giá trị – điều gì quan trọng nhất với bạn. (Xem thêm Trị liệu Dòng thời gian và Cơ sở của Tính cách, 1988)
Crossover MirroringSoi gương chéoTương thích với hành vi bên ngoài của một người bằng một bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ: Di chuyển ngón tay để tương thích với hơi thở của khách hàng.
Deep StructureCấu trúc sâuCơ sở vô thức cho cấu trúc bề mặt của một tuyên bố. Phần lớn cấu trúc sâu là bên ngoài việc nhận thức.
DeletionXóa bỏMột trong 3 cơ chế chính (bao gồm: Xóa bỏ, Bóp méo, Khái quát hóa) mà mô hình Meta xây dựng nên. Sự xóa bỏ xảy ra khi chúng ta bỏ qua một phần của trải nghiệm.
DissociatedQuan sát tách rờiNgược lại với Hòa nhập (Associate), nó đề cập đến mối quan hệ của bạn với trải nghiệm. Quan sát tách rời là khi trải nghiệm lại một sự kiện trong quá khứ không nhìn qua đôi mắt của chính mà mà bạn nhìn thấy cơ thể mình trong bức tranh.
DistortionBóp méoTương tự Xóa bỏ, một trong 3 quy trình chính mà mô hình Meta dựa trên. Bóp méo xảy ra khi có một một sự nhầm lẫn về sự vật, sự việt. Ví dụ: một người đàn ông nhìn sợi dây thừng trên đường và nghĩ đó là một con rắn nguy hiểm, vì thế anh ta chạy đi cảnh báo với dân làng, nhưng không hề có con rắn nào cả.
Downtime Xảy ra bất cứ khi nào chúng ta đi vào nội tâm của mình. Nó có thể xảy ra khi chúng ta đi vào bên trong để truy cập thông tin hoặc chạm vào các cảm xúc (Xem thêm Up Time).
DriversTiểu Mô thức DẫnTrong Tiểu Mô thức, Tiểu Mô thức Dẫn là những khác biệt tạo ra sự khác biệt. Được thấy khi thực hiện quá trình Phân tích đối chiếu. Tiểu Mô thức Dẫn là những Tiểu Mô thức quan trọng, và khi chúng bị thay đổi, sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn.
EcologyHệ sinh tháiTrong NLP, Hệ sinh thái (hay sinh thái học) là nghiên cứu của các hậu quả. Chúng ta quan tâm đến kết quả của bất kỳ thay đổi nào xảy ra. Thường hữu ích khi nhìn vào sinh thái trong tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào đối với những hậu quả cho bản thân, gia đình (công việc kinh doanh), xã hội và hành tinh.
ElicitationSự khơi gợiCảm một trạng thái của khách hàng, hoặc thu thập thông tin bằng cách đặt câu hỏi, hoặc quan sát hành vi của khách hàng.
Eye Accessing CuesDấu hiệu truy cập mắtNhững chuyển động mắt theo những hướng nhất định thể hiện người đó tư duy theo thị giác, thính giác hay cảm xúc.
EpistemologyNhận thức luậnNguyên cứu về kiến thức hoặc cách chúng ta biết về những gì chúng ta biết.

(còn nữa…)

(Bài viết thuộc bản quyền của www.ngoduykha.com, vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép)

Tài liệu tham khảo:

  • NLP Practitioner Certifcation Training
  • NLP Practitioner Manual

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quà tặng Miễn Phí -spot_img

BÀI VIẾT MỚI NHẤT