Thuật ngữ NLP Tiếng Việt – NLP Glossary (phần 2)

Rate this post

Thuật ngữ NLP Tiếng Việt – NLP Glossary (phần 2)

Khi bạn đọc những dòng này, tôi rất vui mừng khi hiểu rằng bạn đã xem qua những Thuật ngữ NLP Tiếng Việt (phần 1) mà tôi đã đăng kỳ trước.

Và bây giờ, hãy dành thời gian trải nghiệm và hiểu thêm về những Thuật ngữ của NLP mà bạn sẽ sử dụng trong quá trình tìm hiểu và học tập.

Thuật ngữ NLP

Thuật ngữ NLP Tiếng Việt từ F đến Z.

Thuật ngữTạm dịchDiễn giải
First PositionVị trí Thứ nhấtĐây là một trong các vị trí của công cụ Các vị trí Nhận thức. Vị trí Thứ nhất là khi bạn chỉ vào Mô hình Thế giới của chính mình.
FrameKhungMột khung thiết lập một bối cảnh, đó là một cách để chúng ta phân biệt được một thứ gì đó, gồm có các khung: Khung Như thể, Khung Hồi lui, Khung Kết quả…
Future PaceBắc cầu Tương laiLà một diễn tập tâm trí về một kết quả trong tương lai để cài đặt một chiến lược phục hồi khi kết quả mong muốn xảy ra.
GeneralizationKhái quát hóaMột trong 3 quy trình (Xóa bỏ, Bóp méo) mà mô hình Meta dựa trên. Sự khái quát hóa xảy ra khi một kinh nghiệm cụ thể đại diện cho một trải nghiệm cụ thể trở thành một trải nghiệm tổng thể.
GustatoryVị giácNếm
IncongruenceBất đối xứngKhi hành vi bên ngoài không tương thích với thế giới mà một người diễn tả.
IntentÝ địnhKết quả của một hành vi.
Internal RepresentationsHệ thống đại diện bên trongNội dung của những suy nghĩ của chúng ta, bao gồm: Hình ảnh, Âm thanh, Cảm xúc, Mùi Hương, Vị và Tự thoại.
KinestheticXúc giác vận độngNhững cảm giác này bao gồm cảm xúc và cảm nhận.
Law of Requisite VarietyLuật đa dạng tất yếuLuật đa dạng tất yếu phát biểu rằng “Trong một hệ thống vật lý nhất định, phần hệ thống nào với sự linh hoạt nhất của hành vi sẽ kiểm soát hệ thống”.
LeadingDẫn dắtSau khi bắc cầu (tương thích và soi gương) hành vi của khách hàng, dẫn dắt bao gồm thay đổi hành vi của chính mình để người kia làm theo hành vi của bạn.
Lead SystemHệ thống dẫn dắtĐây là nơi mà chúng ta tiếp cận thông tin, hệ thống dẫn dắt được khám phá bởi các Dấu hiệu truy cập mắt
Logical LevelCác cấp độ logicCấp độ của sự cụ thể hoặc trừ tượng (Ví dụ, Tiền là mức logic thấp hơn sự thịnh vượng)
Logical TypeLoại logicThể loại của thông tin (Ví dụ: Vịt là một thể loại thông tin khác với xe hơi)
Mapping AcrossChuyển đổi Tiểu Mô thứcSau khi Phân tích đối chiếu, Chuyển đổi Tiểu Mô thức là quá trình thay đổi tập các Tiểu Mô thức của một Hệ thống đại diện thông tin cụ thể để thay đổi ý nghĩa của trải nghiệm. Ví dụ: Chuyển đổi Tiểu Mô thức của Kem (món khách hàng thích) sang cho Sữa chua (món khách hàng không thích) sẽ khiến cho khách hàng không thích Kem nữa.
MatchingTương thíchThận trọng bắt chước các phần của hành vi một người nhằm mục đích gia tăng sự kết nối (ví dụ: Nếu bạn và khách hàng cùng giơ tay phải, nghĩa là bạn đang tương thích với họ).
Meaning ReframeĐổi khung Ý nghĩa(Đôi khi được gọi là Đổi khung Nội dung) Mang lại ý nghĩa khác cho một phát biểu bằng cách phục hồi nhiều nội dung, bằng cách thay đổi trọng tâm, bạn có thể tự hỏi mình “Điều này có thể có ý nghĩa nào khác không?” hoặc “Trong lần tới, tôi sẽ làm khác đi như thế nào?”
Meta ModelMô hình MetaLà một mô hình ngôn ngữ, được phát triển từ Virginia Satir, cho phép chúng ta nhận ra sự xóa bỏ, bóp méo và khái quát hóa ngôn từ ta sử dụng, và đưa ra các câu hỏi để làm rõ ngôn ngữ không chính xác (đi sâu vào Bề sâu của ngôn từ).
Meta ProgramsChương trình MetaĐây là những chương trình vô thức, không có nội dung mà chúng ta chạy, bộ lọc trải nghiệm của chúng ta. Hướng tới & Tránh xa, Tương thích và Không tương thích là những ví dụ của Chương trình Meta.
MetaphorPhép ẩn dụMột câu chuyện được kể với một mục đích, cho phép chúng ta vượt qua sự kháng cự của ý thức khách hàng và đạt được sự kết nối ở cấp độ sâu hơn.
Milton ModelMô hình MiltonMô hình Milton có ý định ngược lại Mô hình Meta, và được bắt nguồn từ các mẫu ngôn ngữ của Milton Erickson. Mô hình Milton là một loạt các mô hình ngôn ngữ trừu tượng không rõ ràng để phù hợp với kinh nghiệm của khách hàng và giúp họ tiếp cận các nguồn lực tiềm thức.
MirroringSoi gươngTương thích với các phần của khách hàng theo một cách khác đi, như việc soi gương. (Ví dụ: Nếu khách hàng giơ tay phải, thì bạn giơ tay trái, đó chính là bạn soi gương họ).
MismatchingKhông tương thíchĐiều này thông thường liên quan đến các hành vi hoặc từ ngữ đối nghịch, và là một trong các Chương trình Meta.
Modal OperatorToán tử chỉ cách thứcToán tử chỉ cách thức của Sự cần thiết liên quan đến những từ được định hình từ các nguyên tắc của cuộc sống (nên, phải…). Toán tử chỉ cách thức của Khả năng liên quan đến những từ được coi là có thể (có thể, không thể…)
ModelHình MẫuTrong NLP, một Hình Mẫu là một mô tả của một khái niệm hoặc một hành vi, bao gồm Chiến lược, Mẫu Bộ lọc và thể lý để có thể được hấp thụ một cách dễ dàng.
ModelingMô phỏng hình mẫuMô phỏng hình mẫu là quá trình mà tất cả các công cụ NLP được tạo ra. Trong Mô phỏng hình mẫu, chúng ta khơi gợi các Chiến lược, Mẫu Bộ lọc (Niềm tin & Giá trị) và Thể lý đã làm cho một người tạo ra hành vi cụ thể. Sau đó chúng ta mã hóa điều này trong một loạt các bước được thiết kế để làm cho hành vi dễ dàng sao chép.
Model of the WorldMô hình thế giớiGiá trị, Niềm tin và Thái độ của một người có liên quan đến thế giới của họ và tạo ra thế giới đó.
Neuro Linguistic ProgrammingLập trình Ngôn ngữ Tư duyNLP là nguyên cứu của sự xuất sắc, mô tả cách suy nghĩ của chúng ta tạo ra hành vi của mình, và cho phép chúng ta mô phỏng lại sự xuất sắc và tái tạo hành vi đó.
NominalizationDanh từ hóaMột quy trình từ ngữ đã biến một từ thành một danh từ (Ví dụ: Sự hài hòa xuất phát từ động từ hài hòa).
OlfactoryKhứu giácNgửi
OutcomeKết quảKết quả mong muốn
OverlapChồngSử dụng một hệ thống ưu tiên cho phép chúng ta có thể tiếp cận với người khác. Ví dụ: “Hãy tưởng tượng mình đang đi bộ dọc bờ biển và nghe tiếng chim hót, bây giờ, nhìn xuống bờ cát và cảm giác ẩm ướt dưới chân mình”.
PacingĐồng điệuĐồng điệu là tương thích hoặc soi gương hành vi bên ngoài của một người nhằm đạt được sự kết nối.
PartsCác phầnPhần là một phần của tiềm thức, thường có các mâu thuẫn về niềm tin và giá trị.
Parts IntegrationHợp nhất các thành phầnMột kỹ thuật can thiệp của NLP, cho phép chúng ta hợp nhất các phần ở cấp độ tiềm thức bằng cách hỗ trợ từng phần di chuyển lên một cấp độ hợp lý hơn (bằng kỹ thuật Đi lên – chunk up) và đi xa ra khỏi rào cản của mỗi phần để tìm một ý định cao hơn của sự toàn thể.
Perceptual PositionVị trí nhận thứcMô tả quan điểm của chúng ta trong một tình huống cụ thể. Vị trí thứ nhất là vị trí quan điểm của chúng ta. Vị trí thứ hai thường là quan điểm của người khác. Vị trí thứ ba là quan điểm của một người quan sách tách rời.
Phonological AmbiguitySự mơ hồ về ngữ âmĐiều này xảy ra khi có hai từ, có âm giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.
Preferred Rep SystemHệ thống thông tin ưu tiênĐây là hệ thống đại diện mà một người thường sử dụng để suy nghĩ và tổ chức các kinh nghiệm của mình.
PresuppositionsTiền giả địnhTiền giả định theo nghĩa đen là những giả định. Trong ngôn ngữ tự nhiên, các giả thuyết trước là những gì được giả định bởi câu. Chúng hữu dụng trong việc “lắng nghe trung lập” và cũng để truyền đạt cho ai đó bằng cách sử dụng các giả định mà người nghe phải chấp nhận để giao tiếp có ý nghĩa.
Presuppositions of NLPTiền đề NLPNhững giả định hoặc niềm tin có lợi, không nhất thiết là “đúng sự thật”, nhưng nếu chấp nhận và tin tưởng chúng, sẽ thay đổi suy nghĩ của chúng ta và cải thiện kết quả mong muốn, điều được thể hiện rõ với một Nhà thực hành NLP (NLP Practitioner).
Primary Rep SystemHệ thống đại diện chínhĐây là cách chúng ta thể hiện cách Xử lý Bên trong, được phát hiện bằng cách lắng nghe Vị từ và nhìn vào Thể lý.
Punctuation AmbiguityDấu chấm câu mơ hồSự mơ hồ mà được tạo ra bằng cách thay đổi dấu câu của một câu, bằng cách tạm dừng ở vị trí sai, hoặc bằng cách đọc liền hai câu. Ví dụ: Rắn là loài bò, sát không chân.
QuotesTrích dẫnĐây là một Mẫu Ngôn ngữ, trong đó thông điệp của bạn được thể hiện bởi một người khác. Ví dụ: Có một ai đó đã nói với Tony và Tony nói với người bạn của tôi là…
RapportSự kết nối/Sự dung hợpQuá trình Tương thích và Soi gương một người để họ chấp nhận, không phê phán các đề xuất mà chúng ta đưa cho họ. (Ban đầu, trong Thôi miên, Kết nối có ý nghĩa khác, nó ám chỉ một trạng thái mà chỉ chủ thể trong Thôi miên nhìn thấy, nghe thấy từ nhà Trị liệu). Đây không phải ý nghĩa của NLP mà trong đó liên quan đến việt thiết lập sự tin tưởng và kết nối giữa hai người.
ReframingĐổi khungLà quá trình thay đổi khung hoặc ngữ cảnh của một phát biểu để cho nó một ý nghĩa khác. Trong quy trình bán hàng, chúng ta gọi là “Trả lời khúc mắc”
RepresentationHệ thống đại diện suy nghĩMột ý nghĩ trong tâm trí có thể bao gồm Thị giác, Thính giác, Xúc giác, Khứu giác, Vị giác và Tự thoại.
ResourcesNguồn lựcNguồn lực là phương tiện để tạo ra sự thay đổi trong chính bản thân mình, hoặc để tạo ra được kết quả. Nguồn lực có thể bao gồm các trạng thái nhất định, thích nghi thể lý, các chiến lược mới, các niềm tin, giá trị haowcj thái độ, thậm chí cả một hành vi cụ thể.
Resourceful StateTrạng thái dồi dào nguồn lựcĐiều này đề cập đến bất kỳ trạng thái nào khi mà một người có những cảm xúc và chiến lược tích cực, có ích cho người đó. Rõ ràng, trạng thái bam hàm một kết quả thành công.
Second PositionVị trí số haiLiên quan đến Vị trí nhận thức. Vị trí thứ hai mô tả quan điểm của chúng ta về một tình huống cụ thể. Vị trí thứ hai thường là quan điểm của người khác. (Vị trí thứ nhất là quan điểm của chính ta, Vị trí thứ ba là quan điểm của người quan sát tách rời).
Sensory AcuityCảm nhận đa giác quanLiên quan đến kỹ năng quan sát. Khi có Cảm nhận đa giác quan có nghĩa là chúng ta có thể nhận thấy những điều về thể lý khách hàng mà chúng ta hầu hết không chú ý (sắc da, màu da, nhịp độ thở…)
Sensory-Based DescriptionSự mô tả dựa trên giác quanMô tả hành vi bên ngoài của một người theo một cách mà không có sự đánh giá bất kỳ nào, nhưng theo một cách mà chỉ liên quan đến sinh lý cụ thể. Ví dụ: “Cô ta trông hạnh phúc”, (trong thuật ngữ NLP) là một ảo giác, vì nó không đến từ sự quan sát dựa trên giác quan. Một sự mô tả dựa trên giác quan sẽ diễn tả môi cô ấy cong về phía dưới, mặt cô ấy đối xứng.
StateTrạng tháiLiên quan đến tình trạng cảm xúc nội tại của chúng ta. Ví dụ: Một trạng thái hạnh phúc, một trạng thái buồn, một trạng thái đầy động lực… Trong NLP, chúng ta tin rằng trạng thái sẽ quyết định kết quả của mình, và vì thế chúng ta quan tâm đến trạng thái xuất sắc.
StrategyChiến lượcMột chuỗi các Hệ phiên dịch bên trong và bên ngoài cụ thể dẫn đến một kết quả cụ thể.
SubModalitiesTiểu Mô thứcLà những sự khác biệt (hoặc các tập con), là một phần của hệ thống đại diện đã mã hóa và mang lại ý nghĩa cho trải nghiệm của chúng ta. Ví dụ: Một bức ảnh có thể gồm: Đen trắng hay Màu sắc, Chuyển động hay Tĩnh, Tập trung hay không tập trung… đây là những Tiểu Mô thức Thị giác.
Surface StructureCấu trúc bề mặtĐây là một thuật ngữ ngôn từ có nghĩa là cấu trúc của truyền thông của chúng ta thường bỏ qua sự hoàn chỉnh của Cấu trúc Sâu. Quá trình này là Xóa bỏ, Bóp méo, Khái quát hóa (Xem thêm Cấu trúc Sâu).
SynesthesiaMô thức kết hợpMột chiến lược hai lớp, trong đó hai lớp được liên kết với nhau thông thường ta không nhận thức được. Ví dụ: “Tôi muốn xem xem bạn đang cảm thấy thế nào”.
Syntactic AmbiguitySự mơ hồ về thuật ngữTrường hợp không thể nói từ cú pháp của một câu ý nghĩa của một từ cụ thể. Thường được tạo ra bằng cách chuyển động từ thành tính từ. Ví dụ “Nhà thôi miên đang thôi miên, có thể là việc dễ dàng”.
Third PositionVị trí thứ baLiên quan đến Vị trí nhận thức. Vị trí thứ ba mô tả quan điểm của chúng ta trong một tình huống cụ thể, là quan điểm của một người quan sát tách rời. (Vị trí đầu tiên là quan điểu của tôi, Vị trí thứ hai là quan điểm của người khác).
Time LineDòng Thời gianDòng Thời gian của chúng ta là cách chúng ta lưu giữ những ký ức của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Time Line Therapy™Liệu pháp Trị liệu Dòng thời gianLà một quy trình được tạo ra bởi Tad James, cho phép khách hàng giải phóng cảm xúc tiêu cực, loại bỏ các quyết định hạn chế và tạo ra một tương lai tích cực cho chính mình.
TranceTrạng thái bị thôi miênBất kỳ trạng thái biến đổi nào. Trong Thôi miên, nó thường đặc trưng bởi sự tập trung cao điểm một điểm.
UnconsciousVô thứcĐiều mà bạn không ý thức, hoặc nó ngoài sự nhận thức của bạn.
Unconscious MindTâm trí Vô thứcLà phần tâm trí của bạn mà bạn không ý thức được… ngay bây giờ.
Universal QuantifiersĐịnh lượng mang tính toàn thểNhững từ ngữ được khái quát hóa toàn thể và không có chỉ mục liên quan đến. Bao gồm các từ như “tất cả”, “mỗi”, “mọi”, “không bao giờ”…
Uptime Một trạng thái mà sự chú ý tập trung vào bên ngoài (trái ngược với Downtime khi mà sự chú ý hướng vào bên trong).
ValuesGiá trịCác danh từ hóa ở cấp độ cao mô tả điều quan trọng với bạn – trong NLP đôi khi được gọi là các tiêu chí.
Vestibular SystemHệ thống tiền đìnhCó liên quan đến cảm giác cân bằng.
VisualThị giácCó liên quan đến giác quan.
Visual Squash (Bây giờ được gọi là Hợp nhất các thành phần). Một kỹ thuật NLP cho phép chúng ta hợp nhất các phần ở cấp độ Vô thức bằng cách hỗi trợ khách hàng di chuyển qua cấp độ logic (kỹ thuật chunk up – đi thông tin lên) và vượt qua rào cản của mỗi phần để tìm thấy sự toàn thể.
Well FormednessĐược định hình tốtCùng với các Quy tắc cho một kết quả khả dĩ, các Điều kiện được định hình tốt cho phép chúng ta xác định kết quả đạt được nhiều càng khả thi hơn, bởi vì ngôn ngữ phù hợp với các nguyên tắc nhất định.

Hết.

(Bài viết thuộc bản quyền của www.ngoduykha.com, vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép)

Tài liệu tham khảo:

  • NLP Practitioner Certifcation Training
  • NLP Practitioner Manual

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quà tặng Miễn Phí -spot_img

BÀI VIẾT MỚI NHẤT